Sự phân phái của Phật giáo thời kỳ đầu (P7)

HT. TS. THÍCH THANH QUYẾT

VI. Tư tưởng Triết học của Học thuyết Nhất thiết Hữu bộ

1. Nguồn gốc hình thành và việc biên soạn Tam Tạng của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ

Sở dĩ gọi là Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ là vì họ cho rằng hết thảy pháp đều có tự tính của nó, là “Hữu” thực tại không phải là thứ “giả hữu” do một số nguyên liệu khác hỗn hợp mà thành. Tư tưởng này được sản sinh thế nào? Chúng ta cố thể giải thích từ góc độ sau khi Bộ phái được hình thành và những chủ trương của học thuyết này được rút ra từ bộ sách quan trọng Thức thân túc luận, sẽ nhìn ra nguồn gốc tư tưởng của học thuyết này. Tư tưởng này, cơ bản xuất phát từ sự phủ định của họ đối với Nhân Ngã (Bổ đặc già la). Vì không có Nhân Ngã thì chỉ có Ngũ uẩn. Nhân Ngã mà nhà Phật giảng, tức do Ngũ uẩn tổ hợp mà thành, mỗi một loại uẩn đều là một tập hợp thể (uẩn tức là tụ), ở đây bao hàm nghĩa quá khứ hữu, hiện tai hữu, vị lai hữu. Ví dụ, lấy sắc uẩn để nói thì bao hàm sắc quá khứ, sắc hiện tai, sắc vị lai. Cho nên từ đó có thể nhìn ra thành phần của Ngũ uẩn đều là thực tại hữu. Có điều nói hiện tại hữu là điều mà nhận thức thông thường dễ thừa nhận. Còn như quá khứ, vị lai cũng là thực tại hữu thì không phải là điều mọi phái đều thừa nhận. Còn Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ xuất phát từ phủ định Nhân Ngã, thừa nhận Ngũ uẩn vì Ngũ uẩn bao hàm Tam thế hữu. Cuối cùng đi đến buộc thừa nhận mọi pháp đều thực hữu. Quá trình cấu thành nên tư tưởng “Nhất thiết hữu” là như vậy. Khi nói đến chủ trương Nhất thiết hữu liền nói: “Nhất thiết Hữu bộ tông này cùng nghĩa… Quá khứ vị lai thể thường thực hữu”. Có thể thấy đây là đặc điểm quan trọng của phái này.

Chủ trương này, trong Kinh Luật mà Phật nói không có văn rõ ràng có thể tìm thấy được, mà là sự giải thích, suy luận từ A tỳ Đạt ma (luận) mà ra. Trước hết, có các bậc thầy A tỳ Đạt ma đặc biệt đề xướng A tỳ Đạt ma, sau đó dần dần phát triển rộng tạo thành một phái riêng, đó chính là Nhất Thiết Hữu bộ. Sự cấu thành của phái này vẫn là được hình thành từ trong sự tranh biện phản đối Hoá Địa bộ sự bằng hữu của các pháp quá khứ và vị lai. Thời gian thành lập khó xác định. Có điều có thể đoán định loại tư tưởng này xuất hiện khá sớm. Thời đai A Dục vương, khi Mục Kiền Liên tứ Đệ tu kết tập, tư tuỏng của phái này đã được ấp ủ rồi. Về sau, sai cử các bậc Thượng tọa đi truyền giáo các nơi. Những vị được sai đi Tây Bắc Ấn Độ, người đại khái có tư tưởng này khá nhiều, về sau Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ cuối cùng được hình thành ở vùng này. Thời gian khoảng tù thời A Dục vương đến Vương triều Khổng Tước bị diệt (250 TCN-185 TCN) không tròn 100 năm. Sau khi Bộ này được thành lập đã có ngay Tam Tạng của mình rồi. Đương nhiên sự tổ thành nên Tam Tạng cũng phải trải qua một thời kỳ. Căn cứ vào sự ghi chép của Thuyết Nhất thiết Hữu bộ Tỳ lại da tạp sự quyển 39 là luật của bộ này. Lần kết tập thứ nhất sau khi Phật diệt độ, Tương ưng được coi là kinh điển căn bản, đặt ở hàng đầu. Kết cấu của A Hàm Tương ưng là từ phận thập tụng (Tụng là hình thức hội tụng Nhân các đợt kết tập. một lần tụng ra là một tụng, tương ưng là 10 lần tụng ra, cho nên thập tụng). Ba loại A Hàm khác cũng là những nội dung này, có điều lại theo độ dài ngắn của các thiên và quan hệ của pháp số sắp xếp lại một lần nữa mà thôi. Luật, thể tài cũng là thập tụng, gọi là Thập tụng luật. Có thể phân kỳ làm 80 đoạn nhỏ (bát thập bộ). Luận, là giảng giải các loại Pháp gọi là Pháp uẩn. Là một số Kinh mà trong đó Phật nói có tính chất A tỳ Đạt ma, gồm có 20 loại tạo thành một bộ pháp uẩn.

Liên quan đến tình hình Hán dịch Tam Tạng của phái này là: Hán dịch Tạp A Hàm thì tương đương với Tương ưng A Hàm Kinh. Điểm này những người đi trước không rõ, qua sự nghiên cứu của các học giả gần đây cho ta thấy: Phía sau của bộ Du già sư Địa luận quyển 14 (tức quyển 85-98) đã giữ gìn được bản gốc của Tạp A Hàm (Bản mẫu là nối những điểm chủ chốt có thể căn cứ để phát huy). Qua sự đối chiếu, chỉnh lý thì thấy Hán dịch Tạp A Hàm cơ bản chính là Tương ưng A Hàm của thuyết Nhất thiết Hữu bộ. Trường A Hàm Tăng nhất A Hàm của phái này chưa được dịch ra chữ Hán. Trung A Hàm của phái này có bản Hán dịch. Gần đây một số học giả của Nhật Bản phát hiện ra từ trong Câu xá luận chú của Tịch Trụ Thiên người Tây Tạng. Phần chú của Tịch Trụ Thiên có một đặc điếm, ông ta chỉ rõ ra tất cả Kinh điển xuất xứ đã được dẫn ra trong Câu xá luận đặc biệt đối với chỗ dẫn của Trung A Hàm đã chỉ ra một cách rõ ràng và tì mỉ. Thông thường toàn bộ tố chức của Trung A Hàm là thể tài cứ mỗi 10 Kinh là một nhiếp tụng (túc cứ 10 Kinh có một tụng – Quy lại thành một loại). Chú của Tịch Trụ Thiên đều chỉ rõ ra dẫn văn ở nhiếp tụng thứ mấy, thiên thứ mấy. Như vậy khi tìm sẽ dễ dàng hơn nhiều. Qua kiểm duyệt có thể nhìn ra những điều dẫn dụng của Câu xá luận chính là Hán dịch Trung A Hàm. Câu xá luận đã thuộc Nhất thiết Hữu bộ, chứng tỏ Hán dịch Trung A Hàm cũng thuộc Nhất thiết Hữu bộ rồi.

Bô phận luật, cũng đã dịch ra Hán văn. Thập tụng luật mà dịch vào thời Diêu Tần chính là lược bản thuyẽt Nhất thiết Hữu bộ có hai bản luật được lưu hành: Một là lược bản được lưu truyền ở Kế Tân; Hai là quảng bản được lưu truyền ở vùng Ma Thâu La. Thời Hậu Đường, Nghĩa Tịnh đi Ấn Độ chuyên sưu tầm luật. Trong luật mà ông ta mang về thi có Quảng bản cùa Nhất Thiết Hữu bộ. Nghĩa Tịnh dịch để tên là Thuyết Nhất thiết Hữu bộ cơ bản tỳ lạ da. Đương thời luật này tại Ấn Độ rất được lưu hành, đáng tiếc bản hiện còn không được toàn vẹn. Phần trước thì còn, phần sau gồm 27 sự đã hư hỏng hết.

Bộ phận luận, tức là Pháp uẩn túc luận mà Huyền Trang đã dịch ra Hán văn. Pháp uẩn là các Kinh mà trong luận giải thích gồm có 20 Kinh, nội dung trọn vẹn.

Từ tình hình trên có thế nhìn ra Tam Tạng của Thuyết Nhất thiết Hữu bộ khác với các bộ khác. Trong Hán dịch, các bộ phận của Kinh – Luật – Luận đều có một chút. Phạm văn thì trừ nhũng phần tàn khuyết còn lại của luật ra, các phần khác không còn chút gì.

Đại Tạng Kinh Việt Nam 37 Cuốn - Bản Thường

2. Cựu sư thuyết và sự truyền thừa của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ

Học thuyết của Thuyết Nhất thiết Hữu bộ dần dần phát triển, hoàn thiện. Nhũng nghị luận ban đầu, đời sau gọi là cựu A Tỳ Đạt ma Sư thuyết. Trong Đại Tỳ Bà Sa luận còn giữ được những đoạn của cựu sư thuyết. Ví dụ, giải thích Tứ Đế (có thể thấy bộ phận chủ yếu của cựu sư thuyết) thì có cách nói khác nhau, họ dùng Ngũ thư uẩn đế giải thích. Cho rằng căn bản của việc khắc phục bát khổ chính là “Ngũ thủ uẩn”, không phải là Ngũ uẩn thông thường mà lầ “thủ uẩn” có đầy đủ tính chất nhiễm ô, Hữu lậu. Tại sao lai thành Hữu lậu? Nguyên nhân của nó là phiền não, là Tập Đế. Tập Đế phải diệt, làm thế nào để diệt? Cần phải có trí tuệ. Do trí tuệ nhận thức một cách triệt để nguyên Nhân của nỗi khổ, đạt được đoạn diệt. Thuật ngữ nhà Phật gọi là “Bi trạch diệt” (“Bi” là Nhân của khổ; “Trạch” là quyết trạch, nhận thức; “Diệt” là đoạn diệt). Đây là biện pháp đối trị một cách tích cực, thành công là diệt đế. Trạch diệt (nhận thức và đoạn diệt) đối với Nhân Hữu lậu, phải trải qua nhiều công phu, giai đoạn, quá trình, đó là Đạo Đế. Đạo Đế là tổng hợp con đường nên tu tập của mọi giai đoạn đối với Hữu học và Vô học.

Theo sự trình bày ở trên thì thấy, Học thuyết của Thuyết Nhất thiết Hữu bộ sơ kỳ (cựu sư thuyết) vẫn là nói qua loa, thô mà không tinh, về sau dần dần phát triển, càng ngày càng sâu sắc, kỹ càng. Nhân vật nổi tiếng là Na Tiên Tỷ Kheo (dịch là Long Quân). Nghe nói ông ta cùng với Di Lan Đà Vương Tây Bắc Ấn Độ đương thời (là quốc gia sau khi Vương triều Khổng Tước bị diệt vong do người Hy Lạp thống trị) có một cuộc vấn đáp và cảm hoá được Di Lan Đà Vương tín ngưỡng Phật giáo. Thậm chí còn nói đến chuyện Di Lan xả bỏ vương vị mà xuất gia. Một cuộc thuyết pháp cảm hoá được ghi chép lưu truyền. Về sau, Hán dịch Na Tiên Tỷ Kheo Kinh (có 2 loại dịch bản, bản 2 quyển, bản 3 quyển). Trong điển tịch văn Pali của Nam phương Thượng Tọa hệ cũng có một loại Di Lan Đà Vương Vấn Kinh, nội dung nhiều hon so với bản Hán dịch, gồm 7 quyển, là qua người đời sau bố sung. Phương Nam rất coi trọng bộ sách này. Miến Điện xếp nó vào trong tạp bộ, coi có giá trị tương đương với Phật thuyết.

Nhìn từ bản Hán dịch, Na Tiên là thuộc Hữu bộ. Hình thức tỷ dụ giống nhau, rất giống các thí dụ sau này, có thế gọi là bậc tiền bối của thí dụ sư. Thời kỳ này, Học thuyết Hữu bộ so với Cựu sư thuyết bát luận là nội dung hay là hình thức đều tinh tế nhiều. Nôi dung chủ yếu của Na Tiên là trình bày rõ lý vô ngã, nhưng cũng giảng đến vấn đề luân hồi, còn giảng đến tình hình sau khi Phật nhập diệt Niết bàn. Từ nội dung vấn đáp giữa Na Tiên Tỷ Kheo và Di lan Đà Vương thấy, đó là vấn đề người đương thời thông thường không hiểu đối với lý luận Phật giáo. Mượn sự phát vấn của Di Lan Đà Vương mà nêu lên. Na Tiên đại biểu cho nhà Phật dùng hình thức ví dụ để giải đáp, như luân hồi chính là một vấn đề của đương thời. Luân hồi làm thế nào từ thân này sang thân kia? Na Tiên dùng ví dụ “Như lửa truyền vào củi” để giải đáp. Ví dụ, có 2 cây nến cây nến A đốt sắp hết, truyền lửa sang cho cây nến B. Nến B cứ thế tiếp tục đốt cháy. Luân hồi của con người từ thân này đến thân kia cũng giống như vậy. Đối với chủ thể của luân hồi giống như lửa, đã không thể nói lửa này là lửa trước, cũng không thể nói không liên quan gì đến lửa trước. Lại như vấn đề nghiệp lực không mất, đương thời cũng đã được nêu ra. Na Tiên lấy ví dụ như “trồng hạt giống có quả” để trả lời. Người trồng thì là hạt giống, thu hoạch thì là quả. Nếu ăn trộm quả trên cây thì có được coi là phạm pháp không? Có thể nói được ta ăn trộm quả, chứ không ăn trộm hạt giống, vì ông trồng hạt giống, tôi ăn trộm là quả? Đương nhiên không thể. Nghiệp lực không mất cũng giống như từ hạt giống cuối cùng đạt được quả. Có thể thấy những nghị luận của Na Tiên không giống như cách nói qua loa đại khái của các bậc cựu Sư thuyết vậy.

Thắp lên một ngọn nến (suy niệm lễ Hiển linh) | ngọn lửa nhỏ
“Luân hồi của con người từ thân này đến thân kia cũng giống như lửa vậy. Đối với chủ thể của luân hồi giống như lửa, đã không thể nói lửa này là lửa trước, cũng không thể nói không liên quan gì đến lửa trước”.

Tây bắc Ấn Độ có một thời gian dài dưới sự thống trị của người Hy Lạp. Phật giáo truyền vào một số quốc gia này. Theo lý mà nói, tư tưởng Hy Lạp và tư tưởng Phật giáo phải ảnh hưởng lẫn nhau. Tư trong Na Niên Tỷ Kheo Kinh có thế nhìn ra sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với tư tưởng Hy Lạp. Tư tưởng Hy Lạp đối với Phật giáo thì sao? Có ảnh hưởng gì? Tinh hình cụ thế ra sao? Những vấn đề này còn phải đợi nghiên cứu thêm. Kinh Na Tiên Tỷ Kheo chính la thứ tư liệu cung cấp cho chúng ta nghiên cứu.

Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, thế lực của Vương triều Quý Sương xâm nhập vào Tây bắc Ấn Độ về sau định đô tại Kiện Đà La. Đời thứ thứ nhất của Vương triều này gọi Ịà Khâu Tựu Khước, tin theo Phật giáo. Đời thứ hai gọi là Diên Cao Chân, tin theo Bà La Môn giáo. Đời thứ ba gọi là Ca Ni sắc Ca Vương cũng tin theo Phật giáo. Hai đời Quốc vương tin Phật, đều là ủng hộ Hữu bộ, vì thế mà thế lực của Hữu bộ có được sự phát triển rất lớn. Khu vực Kiện Đà La là vùng trọng điểm phát triển. Ngoài ra, phàm là nơi mà thế lực của Quý Sương triều đến, như Ca Tháp Di La… Học thuyết Hữu bộ cũng được lưu hành rộng lớn. Như vậy, Hữu bộ đã dần dần hình thành một trường phái riêng ờ một địa phướng. Vì nội bộ có sự chia rẽ, lại chia làm Ca Thấp Di La Sư (Đông Phương Sự) và Kiện Đà La Sư (Tây Phương Sự). Số người của hai bên đều nhiều, nghị luận đều khác nhau.

Người đại diện cho đời thứ nhất của Tây Phương Sự là Pháp Thắng, niên đại ước vào thời kỳ đầu của Vương triều Quý Sương. Quan điểm của Pháp Thắng biếu hiện một cách tập trung trong A Tỳ Đàm Tâm luận (1), căn cứ vào những điều Phật nói Tỳ Đàm Kinh cổ nhất. Phạm vi vượt qua nhũng điều gọi là pháp uẩn của Thuyết Nhất thiết Hữu bộ. Vì từ Tỳ Đàm cổ nhất mà xem, pháp uẩn chỉ là một phần trong cửu phần mà thôi. Quy mô của A Tỳ Đàm tâm luận lớn tương đương gấp 9 lần của pháp uẩn.

Sau Pháp Thắng là Hiếp Tôn giả. Niên đại sớm hơn một chút so với Ca Vương. Trước tác có Từ A Hàm luận (2). Tiếp theo là Thế Hữu trước tác có Ngũ Sự luận, Văn luận. Hai sách này đều biên tập vào trong phẩm loại luận, Huyền Trang dịch là phẩm loại túc luận, ông ta còn viết Tỳ Đàm bình thường thông qua việc giải thích Kinh điển, gọi là Giải Kinh luận. Hán dịch là Bà Tu Mật Sở Tập luận (Bà Tu Mật tức Thế Hữu). Trước tác của Thế Hữu khá nhiều. Hán dịch còn có một số bộ nổi tiếng: Dị bộ Tông Luân luận. Về niên đại của Thế Hữu, truyền thuyết không giống nhau, có người cho rằng tác giả của Phẩm Loại Túc luận, Bà Tu Mật Sở Tập luận, Dị bộ Tông Luân luận không phải là một người, chỉ là trùng tên mà thôi. Nhưng qua một số nhà nghiên cứu khảo sát thì vẫn là một người. Huyền Trang cho rằng Thế Hữu đồng thời với Ca Vương, trên thực tế sợ sớm hơn một chút. Đồng thời với Thế Hữu còn có Pháp Cứu, được coi là Đại Đức. Cũng có Trước Thuật đối với A Tỳ Đạt Ma. Có điều tên sách không còn rõ nữa. Có người gọi sách này là Pháp Cú luận. Hiện nay Kinh Pháp Cú lưu truyền mà Hữu bộ sử dụng, chính là đã qua sự cải chính của ông ta. Còn có một vị tên là Diệu Âm từng viết Sinh Tri luận. Trong Hán dịch có tên Cam Lộ Vị Tỳ đàm luận, phải chăng là sách này hiện nay vẫn chưa rõ. Vị cuối cùng tên là Giác Thiên, trước tác của ông ta không rõ ràng. Bốn vị: Thế Hữu, Pháp Cửu, Diệu Âm, Giác Thiên nếu nhìn từ Tỳ Bà Sa luận về sau thấy họ có địa vị quan trọng như nhau, vì thế mà xung danh “Tứ binh gia” (3).Về niên đại của họ đại thể là đồng thời. Ngoài ra, còn có một vị gọi là Tăng Già La Sát (chúng bộ), truyền rằng là quốc sư của Ca Vương. Hán dịch có Tăng Già La Sát Sở Tập Kinh của ông ta. Nội dung thiên về những hành sự của Phật, như lấy địa điểm an cư 45 năm cả đời Đức Phật ghi chép lại thành sách. Đối với việc nghiên cứu Phật sử rất có giá trị tham khảo.

Kinh sách Pali và sự bảo toàn giáo pháp của đức Phật

Đông Phương Sư – Đại biểu chủ yếu nhất là Ca Chiên Diên Ni tử, là người trước Ca Vương khoảng 100 năm. Phật Trí Luận mà ông ta viết đã mang tất cả yếu nghĩa trong Kinh, dùng các loại hình thức A Tỳ Đạt Ma để giải thích thêm, có “Thích Văn Nghĩa”, có ” Phân biệt Pháp môn”, có “Quyết trạch tinh tướng”, cũng có “phả trừ dị thuyết”. Nội dung rất đầy đủ là bộ sách tường tận nhất trong các loai A Tỳ Đạt ma. Toàn sách chia làm 8 uẩn: Tạp, Pháp, Trí, Nghiệp, Đại chủng, Căn, Định, Kiến đem những nội dung tương đồng trong A Hàm sắp xếp thống nhất lại thành 8 loai này. Tên ban đầu Hán dịch là Bát Kiên Độ luận, về sau Huyền Trang đổi tên Phát Trí Luận. Đương thời người Ấn Độ tín ngưỡng luận này rất nhiều. Các môn Nhân của Ca Chiên Diên Ni tử lại chú thích rất kỹ càng đối với luận này, trở thành Tỳ Bà Sa (nghĩa là nói rộng). Tên của các môn nhân truyền xuống rất ít. Hán dịch nghe nói có 3 vị: Một là Đạt Tất, thuyết của ông ta rất nhiều; Hai là Tỳ La Ni, thuyết bản của ông ta rất đơn giản; ba là Thi Bà Đàm ni, chỉ có phân lượng của ông ta là vừa độ. Hán dịch gọi là 14 quyển Tỳ Bà Sa lưu hành rất rộng. Vùng Ca Thấp Di La thế lực cùa Hữu Bộ, đặc biệt là thế lực của Đồ Chúng Ca Chiên Diên Ni tử khá mạnh. Họ vì bài xích nhũng điều khác mình, muốn biên tập một loại Kinh điển vượt lên trên các nhà. Vì thế lấy Phật Trí Luận làm căn bản, dẫn 6 bộ luận làm bổ sung, gọi là “Lục túc luận“. Đồng thời cũng áp dụng lờí cùa các nhà, cuối cùng biên tập thành Đại Tỳ Bà Sa luận giành được địa vị đại biểu của Học thuyết Hữu bộ. Liên quan đến việc biên soạn sách này, sinh ra rất nhiều truyền thuyết. Có thuyết nói biên soạn sách này dưới sự ủng hộ đặc biệt của Ca Vương triệu tập 500 vị La Hán để tiến hành; Có thuyết nói vì Hiếp Tôn giả phát khởi, Thế Hữu làm thượng thủ tiến hành biên tập, Còn có thuyết nói văn chương là Mã Minh viết. Về sau có truyền thuyết lại càng nhiều, nói không chỉ biên tập sách này mà còn biên tập cả Tam Tạng nữa, còn cho rằng lần biên tập này là lần kết tập thứ 3 sau khi Phật nhập Niết bàn. Nếu như tính cả lần kết tập của Đế Tu thời A Dục Vương thì lần này là lần thứ 4 rồi. Nhưng Bắc phương không nêu lần kết tập thứ 3 ở thời Dục Vương, cho nên lần kết tập thứ 3 mà họ nói cũng không đáng tin. Tóm lại, có rất nhiều cách nói đều chỉ là vì muốn đề cao địa vị của mình mà tăng thêm tính ngụy tạo.

Chú thích:

1. Pháp Thắng thấy Tỳ Bà Sa quá lớn. nên soạn yếu nghĩa. Tăng Già Đề Bà và Tuệ Viễn thời Tấn cùng dịch

2. Túc Tứ A Hàm ưu Ba Đè Xà – Chua dịch ra chữ Hán.

3. Ở trong rất nhiều nghị luận, nhũng thuyết của 4 nhà này có thế đem ra làm chuẩn tắc để cân nhắc.

(còn nữa)

Bình luận
Tin cùng chuyên mục