Sự phân phái của Phật giáo thời kỳ đầu (p3)

HT. TS. THÍCH THANH QUYẾT

III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA CÁC BỘ PHÁI PHẬT GIÁO

Mỗi lần kết tập là mỗi lần chia rẽ, tạo ra sự phát triển đa cực, đó là một đặc điểm của Phật giáo thời kỳ đầu. Nguyên nhân việc hình thành đặc điểm này chủ yếu là do nội bộ Phật giáo. Một thứ học thuyết chuyên ngôn tuyên giảng “chán sống trốn đời” lại “ngôn hành nhất trí”, không thể có ảnh hưởng lớn lao đến cuộc sống xã hội được, càng không thể trở thành một tập đoàn tồn tại lâu dài được. Nhận định cơ bản của Phật giáo đối với cuộc đời, cũng yêu cầu một cách lôgíc đối với rất nhiều vấn đề Tông giáo và vấn đề lý luận mới, không ngừng đưa ra những kiến giải mới, để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhiều tầng lớp trong xã hội.

Lịch sử của Ấn Độ cổ đại phát triển rất không cân bằng, có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương không chỉ vể mặt kinh tế, chính trị mà còn trên lĩnh vực văn hóa Tôn giáo, tập quán dân tộc. Chế độ đẳng cấp cố hữu và quan hệ giai cấp đang thay đổi đã làm sâu thêm tính phức tạp của kết cấu xã hội. Phàm là những dòng Phật giáo ở khu vực và dân tộc có hướng phát triển mới, tất nhiên sẽ mang thêm sắc thái mới của địa phương và dân tộc đó tạo nên tính đa dạng, phong phú của Phật giáo.

Sự chia rẽ của Phật giáo bắt đầu từ Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ. Trải qua sự phát triển của hơn 300 năm, đến thời đại Nguyệt Thị Quý Sương vương triều được kiến lập (giữa thế kỷ thứ I) đã hình thành rất nhiều phái độc lập, lịch sử Phật giáo thường gọi là thời kỳ Bộ phái. Liên quan đến thứ tự, tên gọi, thời gian, con số và nguyên nhân của sự phân phái, Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền đều có rất nhiều cách nói khác nhau. Tên của Bộ phái đã biết có hơn 40. Tư liệu khảo cổ chứng minh có khoảng 25 bộ phái, sử liệu của Nam truyền và Bắc truyền đều ghi 18 bộ. Trong sách Dị bộ Tông luân luận chép có 20 bộ. Trên thực tế thời gian của Phật giáo bộ phái tồn tại rất lâu, diễn biến cũng rất mạnh mẽ, đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên vẫn còn có 4 bộ lưu hành: Thượng Tọa Bộ, Đại Chúng Bộ, Thuyết nhất thiết Hữu bộ và Chính Lượng bộ, tồn tại song song với Đại thừa Phật giáo.

Tình hình đại thể là, sau khi hai phái Thượng Tọa và Đại Chúng phân chia, hơn 200 năm sau kể từ khi Phật Đà nhập diệt (ước thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên). Nội bộ của Thượng Tọa Bộ bắt đầu phát sinh chia rẽ. Sử chép đương thời một vị Tỷ Kheo tên gọi Độc Tử thờ Xá Lợi Phất, La Hầu La làm Tổ sư, tuyên bố được một bộ Cửu phận A tỳ Đạt ma, căn cứ vào đó mà đưa ra lý luận mới liên quan đến “nhân ngã” (Bổ đặc già la) là “có”, gặp phải sự phản đối của một số người. Những người ủng hộ lý luận này gọi là Độc Tử Bộ, những người phản đối gọi là Hóa Địa Bộ. Cùng thời gian đó, trong Đại Chúng Bộ cũng chia làm hai phái: Kệ dận bộ và Thuyết giả bộ. Kệ dận bộ cho rằng những điều Phật nói đều là xuất thế, cho nên gọi là “Thuyết xuất bộ”. Thuyết giả bộ cho rằng những điều Phật thuyết pháp, một số là xuất thế, một số thì không, chỉ là giả nói. Cả 6 phái trên đều xuất hiện trước khi vua A Dục lên ngôi.

Sau khi vua A Dục mất, từ trong Hóa Địa Bộ phân hóa ra thuyết Nhất thiết Hữu bộ. Bộ này lấy giáo nghĩa “Thuyết nhất thiết Hữu bộ” mà được mệnh danh, chủ yếu hoạt động ở vùng Kiện Đà La và Ca thấp Di La thuộc Tây Bắc Ấn Độ. Là một bộ phái có ảnh hưởng lớn nhất, luận trước nhiều nhất truyền vào Trung Quốc. Một chi khác của Hóa Địa Bộ từ Trung Ấn đến Tây Ấn, hình thành Pháp Tạng Bộ; Pháp Tạng Bộ lấy nước A Bạt Lan Đa làm căn cứ, về sau truyền sang l-ran, Trung á. Hán dịch Xá Lợi Phất Tỳ Đàm chính là bộ luận thuộc Pháp Tạng hệ, Hóa Địa Bộ. Còn Ngũ phân luật thuộc Hóa Địa Bộ, Tứ phân luật thuộc Pháp Tạng Bộ. Còn có một chi đến khu vực Nêpan (Tuyết Sơn), gọi là Tuyết Sơn bộ. Hóa Địa còn có một chi truyền xuống phía Nam, ở vùng Ma Thâu La phía Nam An Độ, thành lập Chế Đa Sơn bộ. Truyền rằng chủ của bộ này là Đại Thiên – Người đề xướng “ngũ sự’. Về sau, Chế Đa Sơn bộ lại phân chia thành hai bộ: Tây Sơn Trụ và Bắc Sơn Trụ, gọi chung là Án Đạt Phái. Án Đạt Phái lấy sự lớn mạnh của Vương triều Án Đạt La làm bối cảnh, là cái nôi của tư trào Đại thừa Phật giáo, đối lập với nó là Pháp Tạng bộ. Pháp Tạng bộ sau này được Nam truyền Thượng tọa bộ coi là Phật giáo chính tông. Cùng kỳ đó, từ trong Đậu Tử bộ phân chia làm 4 phái khác nhau: Pháp Thượng bộ, Hiền Trụ bộ, Chính Lượng bộ, Mật Lâm Sơn bộ. Nguyên nhân chủ yếu của sự phân hóa là sự giải thích khác nhau đối với một số bài tụng văn trong Kinh Phật. Đại thể là họ hoạt động ở phía giữa Tây bán đảo, nay là vùng Ma Ha La Shu Thua La và cổ Cát La Đặc. Chính lượng bộ trong 4 phái này, về sau phát triển lên, trở thành đại biểu chính tông của hệ phái Độc Tử bộ.

Từ đó về sau, Phật giáo tiếp tục phân hóa. Kệ Dận bộ trong Đại Chúng bộ lại phân chia thành Đa Văn Bộ. Khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ I trước Công nguyên, Ẩm Quang bộ và Kinh Lượng bộ (còn gọi “Thuyết Kinh bộ”) từ trong Hữu bộ thoát ly riêng ra. Đến thế kỷ thứ I sau Công nguyên đã hình thành hai hệ thống Phật giáo lớn: Đại thừa và Tiểu thừa, về sau còn phân “Tiểu Thừa” làm Bà Sa (Hữu bộ) và Kinh bộ. Đại Thừa chia làm 4 tư trào Phật học: Trung Quán và Du Già .v.v…

Những bộ phái thuật trên, vừa có trung tâm hoạt động tương đối ổn định, lại có lịch sử thay đổi của mình. Một số bộ phái của Thượng Tọa hệ từ vùng A – Bàn – Để phát triển xuống phía Nam, về sau vượt biển đến Sri lanka, tại đó đã kiến lập nên căn cứ kiên cố, hình thành trung tâm của Nam truyền Phật giáo. Thuyết Nhất thiết Hữu bộ đang hoạt động ở Xá Vệ thành, Giang Nhiễu thành và Ma Thâu La dần dần chuyển hướng Tây Bắc, tập trung ở Kiện Đà La và Ca Thấp Di La. Có chỗ đứng ở Trung Á sớm nhất khả năng là Pháp Tạng bộ. Họ từ A Bạt Lan Đa xuất phát, đi vòng theo tuyến đường buôn bán, qua phía Tây đến An Tức; Tiếp theo, men theo con đường tơ lụa phát triển về hướng Đông tiến vào Trung Á. Đương nhiên tình hình đan xen của Tăng chúng các bộ phái rất nhiều, như Đại chúng bộ có Tăng đoàn tại Ca Tất Thí, thuyết xuất thế bộ có Tăng đoàn tại Ba Chi Lặc Lý á, Đậu Tử bộ có Tăng đoàn tại nơi phát nguyên của Phật giáo… Căn cứ vào tư liệu bằng văn tự và khảo cổ sự phân bố của các phái chủ yếu ở Ấn Độ cổ như sau: Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ, Pháp Tạng bộ, Hóa Địa bộ, ẩm Quang bộ và Kinh Lượng bộ tập trung ở Tây Bắc Ấn Độ cổ, lấy Ca Thấp Di La và Kiện Đà La làm căn cứ; Độc Tử bộ, Pháp Thượng bộ, Hiền Trụ bộ, Mật Sơn Lâm bộ, Chính Lượng bộ… Cư trú ở Tây Nam Ấn Độ và vùng ven biển phía Tây; Đại Chúng bộ, Nhất thuyết bộ, Thuyết Xuất thế bộ Kê dận bộ… phân tán một dải từTrung Ấn Độ đến Tây Bắc Ấn Độ; Chế Đa Sơn bộ, Tây Sơn Trụ bộ, Bắc Sơn Trụ bộ… thuộc Nam phương Đại Chúng hệ, được lưu bố ở Nam Ấn Độ; (ở khu vực này và Sri LanKa còn có bộ phái tồn tại gọi là “phương đẳng”“đại không”).

Bởi sự phân bố khác nhau của bộ phái, cho nên ngôn ngữ dùng để truyền giáo, văn tự dùng để biên tập Kinh điển cũng sai lệch không nhỏ. Ví dụ Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ có thế lực nhất ở vùng Tây Bắc thông thường dùng phạm ngữ hoặc tục ngữ gần gũi với phạm ngữ – Lư Thần Văn; Chính Lượng bộ… coi Tô La Sại Na làm cứ điểm, sử dụng tiếng A Pa Pủ Lan Sa; Thượng tọa bộ lấy vùng A Ngõa để làm cứ điểm, sử dụng tiếng Phái Tát Kỳ; Đại chúng bộ lấy vùng Ma Ha La Thi Đặc La thuộc Trung Nam Ấn Độ làm cứ điểm, sử dụng tiếng Ma ha la thi đặc la. Những sự khác nhau về mặt khu vực, dân tộc, ngôn ngữ này cố nhiên đã tạo thành khuynh hướng Tôn giáo hóa các tổ chức Phật giáo, nhưng đồng thời cũng đã thúc đẩy đa nguyên hóa trên nội dung tư tưởng của nó, đã bổi dưỡng năng lực thích ứng với các loại điều kiện xã hội đặc thù của nó. Đây là một phẩm cách quan trọng của việc Phật giáo bước ra thế giới.

Sự bất đồng chủ yếu về mặt giáo nghĩa của Thượng tọa hệ và Đại chúng hệ

Sự phân chia của Phật giáo thời kỳ đầu, trực tiếp biểu hiện ở sự rộng rãi hay nghiêm ngặt của giới luật, đồng thời cũng phản ánh cách giải thích khác nhau đối với giáo nghĩa. Cách giải thích mới đối với giáo nghĩa, ảnh hưởng càng thêm sâu xa, từ đó luôn phát triển thành hệ thống lý luận độc đáo. Ở đây căn cứ vào Dị bộ Tông luân luận chép: Chú trọng trên điểm trọng yếu sự tranh luận của Thượng Tọa bộ và Đại Chúng bộ, khảo sát một số đặc điểm trên giáo nghĩa của Phật giáo đương thời.

“Pháp” và sự tranh luận đối với “Pháp”

“Pháp” dịch âm “Đạt ma”, là một phạm trù có tính khái quát lớn nhất, phạm vi sử dụng rộng nhất trong Phật giáo. Phàm là hiện tượng và sự vật có tính quy định về chất đều có thể sinh ra nhận thức nhất định, đều có thể gọi nó là “Pháp”. “Pháp” còn có rất nhiều cách dùng mang tính đặc thù, như “pháp” trong “Phật – Pháp – Tăng”, chỉ giới hạn ở sự thuyết giáo của Phật, là cách gọi tắt của Phật.

Như trước đã nói qua, điều quan tâm nhất của Phật giáo thời kỳ đầu là vẤn đề nhân sinh và giải thoát. Kiến giải có hệ thống của họ đối với vẤn đề này chủ yếu là thông qua sự phân loại đối với “pháp”, định nghĩa cho các Pháp, cho đến phân tích mối quan hệ giữa các Pháp mà biểu đạt nên. Con người (hữu tình, chúng sinh) là chủ thể của nhân sinh quan và giải thoát quan. Từ trên sự cấu thành của con người, có thể phân tích làm “ngũ uẩn”“Lục xif. Từ trên hai mối quan hệ chủ thể đối với khách thể của con người có thể phân làm “Thập nhị xứ1 (Lục căn và Lục trần). Từ mười hai xứ lại thêm Lục Thức – Tạo ra trên sự tác động của chủ quan và khách quan, phát triển thành “thập bát giới”. uẩn, xứ, giới gọi tắt là “tam khoa”. Mỗi một “pháp” trong “tam khoa” đều cho một sự giải thích riêng biệt của Phật giáo, sự phân tích đối với quan hệ các Pháp cũng sẽ biến thành hệ thống lý luận do tự thân khái niệm tổ thành.

Nhưng phạm vi của “tam khoa”, kỳ thực là đã bao quát hết thảy hiện tượng của thế giới vật chất và thê’ giới tinh thần. Cố nhiên có thể dùng vào việc phân tích đối với con người, cũng có thể dùng vào giải thích đối với vũ trụ. Như vậy, nhân sinh quan rất dễ dàng mở rộng thành vũ trụ quan, vẤn đề giải thoát của con người đã trở thành vẤn đề giải thích đối với thế giới.

Vì thế vấn đề “pháp” đã trở thành vẤn đề cơ sỏ của các phái Phật giáo buộc phải thảo luận, phương pháp chia loại càng ngày càng nhiều, khái niệm cũng ngày càng phức tạp. Trong đó vẤn đề lớn nhất tạo ra sự phân phái của lý luận Phật giáo là vẤn đề Chân – Giả – Hữu – Vô của Pháp. Trên một ý nghĩa nhất định mà nói: vẤn đề Chân – Giả – Hữu – Vô của Pháp là vẤn đề cơ bản của triết học Phật giáo. Sự vẤn đáp đối với vẤn đề này của các phái Phật giáo thời kỳ đầu, đại thể có 4 loại như sau

a. Lý luận “Ngã – Pháp câu hữu”

“Hữu” ở đây, vừa phiếm chỉ sự tồn tại chân thực bất biến, cũng vùa đặc chỉ tính chân thực của các loại đạo lý mà Phật nói ra. “Ngã” làm thể thống nhất của “ngũ uẩn” và chủ thể của nghiệp báo luân hồi là thực tại. Hành vi tư tưởng thiện, ác của con người và nhân tố làm ra sự hòa hợp thành người, như “ngũ uẩn”… cũng là thực tại. Chủ trương học thuyết này là của Độc tử bộ thuộc Thượng tọa hệ. Pháp Thượng bộ, Hiền trụ bộ, Chính Lượng bộ, Mật lâm sơn bộ… cũng theo thuyết này.

b. Lý luận “Pháp” hũu “ngã” vô:

Thuyết Nhất thiết Hữu bộ thuộc Thượng Tọa hệ có tính đại biểu nhất. Đa văn bộ thuộc Đại chúng hệ cũng theo lý luận này. Họ cho rằng: Mọi sự vật đều có thể bao gồm trong phạm vi “Sác” và “Danh”. Thuộc tính bản chất

(“Pháp tính”) của chúng là sự tổn tại vĩnh hằng chân thực (“Pháp thể”), không chịu sự hạn chế của thời gian, cho nên Tam thế: Quá khứ – Hiện tại – Vị lai đều là “Thực hữu”. Nhung sự vật cụ thể hiện thực, đều không phải là sự tồn tại đơn nhất mà là do nhiều loại “Pháp thể” tụ hợp thành, do nhân duyên tạo thành, không có tính chất tự thân độc lập, vì thê’ bị cho là “Hư giả bất thực”. “Người” chính là thể tụ hợp của “ngũ uẩn”, chịu sự chi phối của quy luật nghiệp báo, cho nên cũng không thể có “Ngã ” tồn tại một cách “thường nhất tự tại”. Tưtưỏng của phái này, sau này phát triển thành hệ thống triết học của Tiểu thừa Phật giáo: Có nhiều tác phẩm nhất, quy mô lớn nhất, lấy lý luận thực tại làm hạt nhân.

c. Lý luận “Pháp” “vô quá khứ vị lai”

Chủ trương này thuộc bản tông nghĩa của Đại chúng bộ, cũng được sự tán đồng của các phái Hóa Địa bộ trong Thượng Tọa bộ. Họ thừa nhận: “Vố vi Pháp” trong các Pháp, quả như những điểu Hữu bộ nói, là “thực hữu” siêu việt thời thái. Nhưng “Hữu vi Pháp” thì không: Những cái đã diệt trong quá khứ, không có thực thể; những cái chia thành trong vị lai, cũng không có thực thể, chỉ có trong sát na hiện tại mới có pháp thể tồn tại. Cho nên nói “Quá khứ vị lai phi hữu thực thể”.

d. Lý luận về “tục” vọng “chân” thục và các pháp đểu là “danh” : Thuyết Xuất Thế bộ của Đại Chúng hệ cho rằng: Mọi sự tồn tại của thế giới thế tục đều là không chân thực, thuộc về hệ thống giả danh. Xuất thế gian đối lập với thê’ tục thê’ giới, thì không phải là điên đảo, vì thê’ mà chân thực.

Nhất thuyết bộ thuộc Đại Chúng hệ còn tiến thêm một bước cho rằng: Không những “Hữu vi Pháp” (thế tục thê’ giới) là không chân thực, “vô vi Pháp” (xuất thê’ gian) cũng không chân thực, chúng đều là danh xưng mà con người đặt ra.

Chủ trương của hai phái này, ở mức độ rất lớn là nhằm vào Hữu bộ. về sau phát triển hình thành triết học Tôn giáo có hệ thống như trong Thành thực luận đã thuật. Khuynh hướng Duy danh luận của họ là cơ sở quan trọng của tư tưởng Đại thừa Khống Tông.

Từ một sô’ tranh luận này thấy các bộ phái đối với việc triết học hóa, trừu tượng hóa Phật lý nguyên thủy, đã đạt đến trình độ rất cao. Từ đó đã hình thành hai khuynh hướng cơ bản: các bộ phái thuộc Thượng Tọa hệ đa phần thiên về nói “Hữu”, các bộ phái thuộc Đại Chúng bộ đa phần thiên về “Không”. Nói “Không” nói “Hữu” đã trở thành luận đề chủ yếu cho việc biểu đạt Tôn giáo quan, nhân sinh quan và vẤn đề cơ bản của triết học. ở đây nên đặc biệt chỉ ra: Cái “Hữu” của Phật giáo không có nghĩa là sự tồn tại của vật chất khách quan. Nói “Hữu” không có nghĩa là triết học Duy vật luận. Nói “Không” không có nghĩa là phủ định mọi tồn tại, càng không phải là triết học Duy tâm luận. Quy định của các phái Phật giác đối với hàm nghĩa của “Không”“Hữu”, luôn có sự khác biệt rất lớn. Trong sự phát triển về sau, cũng phần nhiều vì sự giải thích khác nhau đối với “Không”“Hữu”. Quan niệm càng mới sẽ hình thành hệ thống triết học Tôn giáo càng mới. Vì thế “Không” và “Hữu”cuối cùng thuộc tính chất gì, cần phải phân tích cụ thể, không thể nói nhất loạt như nhau được.

(Còn nữa)

  • (4)   Ngũ pháp: Có nhiều cách nói, thông thường là: Suốt đời khất thực, suốt đời mặc áo vá, suốt đời ăn nhất thực, suốt đời ỏ lan nhã (rừng cây), suốt đời không ăn thịt. Hoặc có thuyết nói không ăn bơ sữa…
  • (5)   Ngoại đạo Phạm Chí: Chỉ người xuất gia của ngoại đạo.


Bình luận
Tin cùng chuyên mục