Sự phân phái của Phật giáo thời kỳ đầu Triết học Bộ phái Phật giáo (P5)
HT.TS. THÍCH THANH QUYẾT
Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4
V. Tư tưởng Triết học của thuyết Thượng Tọa Bộ
Nam truyền và Bắc truyền Thượng Tọa Bộ cùng Tam Tạng Kinh điển của các phái
Thượng Toạ bộ vốn ở phương Bắc, sau vì thuyết Nhất thiết Hữu bộ dần chiếm Ưu thế, vai trò của nó bị mờ nhạt đi. Thông thường người ta đều coi Hóa Địa bộ, Pháp Tạng bộ làm đại biểu của Thượng Toạ bộ. Nam phương Thượng Toạ bộ chủ yếu ở Srilanka, coi Đại Tự Trụ làm đại biểu. Khi Huyền Trang, Nghĩa Tịnh đi Ấn Độ, tại đất Ấn Độ vẫn còn Thượng Toạ bộ lưu hành. Theo sự ghi chép của Nghĩa Tịnh, sau khi thuyết Nhất thiết Hữu bộ phân phái ra, Thượng Toạ bộ còn chia làm 3 bộ, nhưng chưa đặt tên, có thể là Vô Uy Sơn Trụ, Kỳ Đa Lâm Trụ, Đại Tự Trụ của Srilanka.
Hệ thống Thượng Toạ bộ (trừ Hóa Địa bộ, Pháp Tạng bộ và 3 bộ phái của Srilanka ra) còn có Tuyết Sơn bộ. Sau khi thuyết Nhất thiết Hữu bộ phân chia ra, vùng Ma Kiệt Đà đã trở thành phạm vi thế lực của họ, bắt buộc Thượng Toạ bộ phải chuyển dời theo hướng Tuyết Sơn. về sau, bộ phận chủ yếu Thượng Toạ bộ liền chuyển thành Tuyết Sơn bộ. Theo Thiện kiến luật, Vua Ashoka sai Thượng Toạ bộ đi Tuyết Sơn truyền giáo, gồm 5 người do Mạt Thị Ma dẫn đầu. Kinh điển mà họ mang đi truyền đó là bộ Chuyển pháp luân kinh. Đây là bộ đầu tiên mà Phật nói ra, rất quan trọng. Tư liệu khảo cổ cho thấy, Bắc phương cũng đã phát hiện xá lợi của Mạt Thị Ma. Ở tháp lớn Sơn Kỳ1 có bài minh của Tuyết Sơn bộ, đủ để chứng tỏ có việc đó. Theo kết quả nghiên cứu gần đây cho rằng Tuyết Sơn bộ còn có giới luật riêng của mình, tức bản Hán là Tỳ Ni mẫu kinh. Có diều Tuyết Sơn bộ về sau chuyển hóa, hòa nhập với Đa Văn bộ. Tài liệu Nam truyền liền quy những cái đó vào hệ thống Đại Chúng bộ. Căn cứ để nghiên cứu học thuyết của các bộ phái, chính là Tam tạng của các bộ phái. Đương nhiên không phải tất cả 18 bộ phái đều có Kinh – Luật – Luận riêng của mình, nhưng các bộ phái quan trọng thì có đủ. Khi Huyền Trang về nước đã mang rất nhiều Tam Tạng của các bộ phái. Đối với Thượng Toạ bộ, căn cứ vào sự ghi chép của Từ ân chuyện, đã từng mang về 14 bộ Tam Tạng của Thượng Toạ bộ, 22 bộ Tam Tạng của Hóa Địa bộ, 42 bộ Tam Tạng của Pháp Tạng bộ (Pháp Mật bộ). Theo Kỳ quy chuyện của Nghĩa Tịnh, Tam Tạng của Thượng Toạ bộ có khoảng 10 vạn tụng, 400 quyển (đã dịch ra tiếng Trung Quốc).
Luật của các phái Thượng Toạ, Hóa Địa bộ Hán dịch là Ngũ phận luật, Pháp Tạng bộ Hán dịch là Tứ phận luật. Gọi là Ngũ phận, Tứ phận là chỉ sự phân chia trước sau của luật.
Ngũ phận pháp của Luật gồm:
Thuyết minh Tỷ Khưu giới bản.
Thuyết minh Tỷ Khưu Ni giới bản.
Chư sự (như các việc cần làm: thụ giới, an cư).
Bản mẫu, tức là một loại thông luận của giới.
Tăng nhất Tỳ Ni, là sự giải thích bổ sung đối với giới, sắp xếp tăng dần theo số.
Ngũ phận pháp của Luận là:
Vấn: Căn cứ lời Phật nói phân tích làm sâu thêm.
Phi vấn: Tức là không cần thêm bất kỳ sự phân tích nào.
Nhiếp: Có thể bao hàm sự khác nhau của các Pháp, quy làm một loại.
Tưong ưng: Trong các Pháp tuy có quan hệ với nhau, nhưng không bao hàm nhau.
Phát thú: Đổi với Phật nói không chỉ là tưong ưng, tương nhiếp mà còn là liên hệ, tương hợp nhau thành nhân quả. Duyên khởi của nó liên quan đến vấn đề kiến lập nhân quả. Tam Tạng của Thượng Toạ bộ đã nêu ở trên, gồm có: Kinh có những đoạn Tăng nhất A Hàm do An Thế Cao dịch, được gọi là Tạp kinh Tứ Thập Tứ Thiên, được in phụ san Thất xứ tam quán kinh, được đánh giá là kinh của Thượng Toạ bộ, cùng Tăng nhất A Hàm. Còn ra, trong một số bản kinh rời rạc chưa qua đối chiếu xét duyệt. Luật chính là Tứ phận luật và Ngũ phận luật cho đến Tỳ ni Mẫu Kinh. Riêng Luận thì có Xá Lợi Phất Tỳ Đàm.
Trên đây là tư liệu Bắc truyền. Tư liệu bằng văn Pali của Nam phương, Tam Tạng của Thượng Toạ bộ đều hoàn chỉnh. Trong bản dịch Trung Quốc và tiếng Tây Tạng thì có một số bản lẻ của Kinh Nam phương, là từ Srilanka truyền lại. Luật, tiếng Tây Tạng không có. Hán văn thì có Thiện kiến luật Tỳ bà sa. Luật của Nam phương gọi chung là Thiện kiến luật.
Ở đây liên quan đến một vấn đề, các bộ phái vốn sử dụng loại ngôn ngữ gì? Bộ phái hiện còn như Nhất Thiết Hữu bộ thì xử dụng tiếng Phạn; Nam phương Thượng Toạ bộ thì sử dụng tiếng Pali. Vậy Hóa Địa bộ, Pháp Tạng bộ thuộc Thượng Toạ bộ vốn ở phương Bắc sử dụng ngôn ngữ gì? Trong tư liệu có liên quan đến phân chia bộ phái đã nói qua. Bộ Chấp dị luận do Chân Đế dịch, chỉ có một bộ phận nhỏ thấy dẫn ở trong Tam luận huyễn nghĩa và Dị bộ Tông luân luận thuật ký.
Theo Chân Đế thì sở dĩ Hóa Địa bộ phân phái vì bộ chủ của phái này vốn thuộc Bà La Môn giáo3, từng làm Quốc sư, sau khi xuất gia thành A La Hán. Hóa Địa bộ dùng ngôn ngữ khác làm cho nghĩa khác, vì thế mà phân phái. Ngôn ngữ trong Tam Tạng của Thượng Toạ bộ, vốn dĩ có liên quan đến một chút tiếng Phạn cổ. Trong Phật giáo sử của Bá Đôn cho rằng ngôn ngữ mà 4 bộ phái lớn sử dụng đều không giống nhau. Hữu bộ sử dụng tiếng Phạn (tư liệu hiện còn của Hữu bộ thuộc tiếng Phạn). Đại Chúng bộ sử dụng tục ngữ (tiếng địa phương – Có người cho rằng là tiếng Phạn nhưng sử dụng không có quy tắc). Chính Lượng bộ sử dụng “Ngoa lược ngữ’ của phương Tây (tức tiếng Phạn nhưng rất thiêu văn phạm). Thượng Toạ bộ sử dụng “trung gian ngữ’ (tức ngôn ngữ nằm vào giữa Phạn ngữ và tục ngữ). Vì tính chất phức tạp của nó cho nên khi Phật còn tại thế, Ngài đã cấm không cho phép sử dụng tiếng Phạn tuyên truyền Phật pháp, mà cho phép các đệ tử tự do sử dụng phương ngữ (tiếng địa phương), quy định này được người đời sau tuân theo giữ gìn. Việc Hóa Địa bộ sử dụng tiếng Phệ Đà là một sự cải cách lớn có liên quan đến sự sai khác của nội dung, dẫn đến phân chia bộ phái. Có điểu, nhìn từ tư liệu hiện còn, vẫn chỉ còn có 2 loại Phạn văn và Pali văn, vẫn chưa phát hiện ra loại ngữ văn khác. Có lẽ do đặc thù ngôn ngữ mà bộ phái này sử dụng nên kinh điển của Hóa Địa bộ được dịch sang chữ Hán rất ít.
Chủ trương của các bộ phái, được phản ánh ngay trong Tam Tạng của chính họ, đặc biệt là Luận tạng, qua đó phản ánh hệ thống quan điểm học thuyết của họ. Cho nên muốn nghiên cứu tư tưởng học thuyết của các bộ phái, phải nên nghiên cứu và phân tích một cách kỹ càng đối với Luận tạng của họ. Luận tạng của Thượng Toạ bộ, Hán dịch chỉ có một bộ hoàn chỉnh, và cũng là bộ duy nhất đó là Xá Lợi Phất Tỳ Dàm, sách này được dịch ra vào thời Diêu Tần, gồm 30 quyển. Bản dịch cũ của Thập bát bộ luận. Bộ chấp dị luận đều cho rằng luận này là của Độc Tử bộ. Trên thực tế, sách này cùng với chủ trương của Độc Tử bộ là rất trái nhau. Chẳng hạn đặc điểm của Độc Tử bộ chủ trương là có Bổ Đặc Già La, sách này thì chưa nói đến; Độc Tử bộ giảng Lục đạo luân hồi (thêm A Tu la), bộ luận này chỉ giảng có 5 đạo. Hán dịch Xá Lợi Phất Tỳ Đàm là từ Hóa Địa bộ và Pháp Tạng bộ truyền xuống. Theo lý, Nam truyền cũng nên dùng Tỳ Đàm này mới đúng. Vì Nam truyền Thượng Toạ bộ trên thực tế chính là Pháp Tạng hệ. Vì sao Nam truyền lại sử dụng “Thất luận”?
Đói với vấn đề này ta nên tiến hành phân tích qua. Bảy bộ luận của Nam truyền là Pháp tụ, Phân biệt, Giới thuyết, Nhân thí thuyết, Luận sự, Song đối, Phát thú. Trong đó trừ Luận sự, 6 bộ còn lại so với Xá Lợi Phất Tỳ đàm cơ bản như nhau. Tương truyền Luận thư đã có ngay từ lần kết tập Kinh điển thứ nhất. Bộ Luận sự được biên soạn vào lần kết tập thứ 3 của Ashoka, vì thế mà về sau thêm vào. Tỳ Đàm vốn là giải thích lời Phật nói. Phật cũng đã giải thích qua đối với cách nói của chính mình cho nên cũng có loại Tỳ Đàm do Phật nói. Trong số đệ tử Phật có 3 nhà giải thích lớn: Ca Chiên Diên, Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất. Trong 3 người thì có Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất được Phật đánh giá cao nhất, cho rằng là người hiểu ý của mình nhất, từng bảo mọi người nếu có vấn đề nghi vấn gì thì đến thỉnh giáo 2 vị này. Trung A Hàm vẫn còn bảo tồn tài liệu Xá Lợi Phất thay Phật thuyết pháp. Tỳ Đàm của Xá Lợi Phất áp dụng “Ngũ phận pháp “Ngũ phậrì’ gồm các mục độc lập, mỗi phận đều có thể chia làm mấy bộ.
Vì sao khi truyền xuống phương nam, Xá Lợi Phất Tỳ Đàm phát triển thành 6 luận? Có thể là do chịu ảnh hưởng cứa thuyết Nhất thiết Hữu bộ, dùng hình thức “Lục túc” để tổ chức Tỳ Đàm. Các học giả khi nghiên cứu phát hiện “Lục luận” và Xá Lợi Phất Tỳ Dàm thấy có sự liên quan chặt chẽ lẫn nhau. Như Giới thuyết và 2 phận Nhiếp, Tương Ưng của Xá Lợi Phất Tỳ đàm là tương tự nhau. Song đối cũng là một loại của Nhiếp. Ngoài ra, Phát thú giảng 24 duyên, thì phận Xứ sở trong Xá Lợi Phất Tỳ đàm giảng 10 duyên, không phải chỉ giống nhau về mặt nội dung, ngay cả tên gọi cũng giống nhau. “Xứ sở’ Huyền Trang trong Pháp trụ ký dịch thành “Phát thứ’. Vì thế “Lục luận” của Phương Nam chính là từ Xá Lợi Phất Tỳ Đàm phát triển mà thành. Chúng ta dùng cách đối chiếu dưới đây để tiện theo dõi
Nam phương Lục luận | Phát Thú | Pháp tụ Nhân thí thiết | Phân biệt | Giới thuyết | Song đối |
Xá Lợi Phât Tỳ Đàm | Xứ xở | Vô vấn | Vấn | Nhiếp Tương ưng | Nhiếp |
(còn nữa)
Xem tiếp Phần 6