Thánh địa Phật giáo Núi Ngũ Đài

NGUYỄN THỊ KIM HOA

Núi Ngũ Đài nằm ở phía đông bắc huyện Ngũ Đài tỉnh Sơn Tây, cách thành phố Thái Nguyên của tỉnh Sơn Tây 230 km, là một trong bốn thảnh địa Phật giáo nổi tiếng nhất của Trung Quốc, (núi Phổ Đà của tỉnh Chiết Giang, núi Nga Mi của tỉnh Tứ Xuyên, núi Cửu Hoa của tỉnh An Huy). Núi Ngũ Đài có thể nói là đứng đầu trong số những ngọn núi trên bởi lịch sử của nhưng ngôi chùa vô cùng lâu đời và quy mô to lớn.

Núi Ngũ Đài được hợp thành từ năm ngọn núi có đỉnh núi bằng phảng, đứng sừng sững vây lấy nhau. Năm ngọn núi đó có tên là: đỉnh Đông Đài Vọng Hải, Tây Đài Vọng Nguyệt, Nam Đài Cẩm Tú, Bắc Đài Diệp Đẩu, Trung Đài Thuý Nham.

Căn cứ vào khảo sát của các nhà địa chất, khoảng 2,30 triệu năm trước, đỉnh núi của những ngọn núi,này đều là mặt đất bằng phẳng, sau này đất núi dần dần nhô lên, mặt đất được nâng cao, sau đó trải qua sự bào mòn của nắng, gió, mà hình thành nên thế núi ngày nay.

Độ cao của cả năm đỉnh núi đều khoảng 3000 mét so với mực nước biển, trong đó đỉnh Bắc Đài là cao nhất với độ cao 3061 mét. Đây được coi là nóc nhà của Sơn Tây, đồng thời cũng là đỉnh núi cao nhất của khu vực Hoa Bắc. Núi Ngũ Đài là nơi những người hành hương th­ường lui tới, bỏi vì ngoài mây mù quanh núi ra, còn có một phong cảnh vô cùng đặc biệt – Phật quang. Vào mùa hè leo lên đỉnh Bắc Đài, quả thực ta có cảm giác “thiên sơn tận khứ, vạn lý vô ngại” (ngàn núi đã đi tận, vạn dặm không trở ngại). Có lúc dưới núi đang mưa to như trút  nước, trên núi lại đang hiện lên cảnh sắc tươi đẹp của mặt trời đỏ lên cao. Những khi gió lặng, mặt trời sáng chói, ta còn có thể nhìn thấy vòng ánh sáng nửa hình bầu dục với những màu sắc rực rỡ. Vòng ánh sáng này chính là “Phật quang” với các màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh da trời, xanh nước biển, tím. Điều thú vị hơn là trong vòng ánh sáng này bạn co thể nhìn thấy chính hình ảnh của bạn. Chẳng trách nào người xưa đã miêu ta cảnh sắc này bằng câu “quang tuỳ nhân ảnh động, nhân tại quang hoàn trung” (ánh sáng di chuyển theo bóng người, người ở trong vòng ánh sáng). Cảnh tượng này có lẽ chỉ có ở trong thế giới thần thoại xưa kia. Đôi khi từng lớp lớp mây trắng dồn lên sườn núi, một số những ngọn núi thấp đều hoàn toan bị chìm trong lớp mây dày mênh mòng, con đỉnh Ngũ Đài lại đứng sừng sững trên đỉnh những lớp mây trắng đó, chẳng khác nào năm hòn đảo nhỏ trôi nổi giữa biển mây, khiến ta như đang chìm đắm trong thế giới của các câu truyện cổ tích.

Vẻ đẹp của núi Ngũ Đài chính là vẻ đẹp hoà trọn giữa truyền thuyết thần kỳ và tình thơ ý hoạ. Nơi đây, từng pho tựợng, từng văn vật đều gắn liến với những câu truyện truyền thuyết sinh động. Một ngọn núi, một dòng nước đều chan chứa tình thơ ý hoạ diệu kỳ. Đến núi Ngũ Đài tham quan, ta sẽ có cảm giác như đang đi dạo trong khu vườn thần thoại.

Chùa chiền trên núi Ngũ Đài được xây dựng từ những năm đời Hán, cho đến tận đời Minh, Thanh, Dân Quốc đều có nơi được xây dựng mới hoặc trùng tu. Quy mô các chùa ở đây đều rất lớn, di sản văn hoá vô cùng phong phú. Chùa chiền của núi Ngũ Đài tuy rất nhiềụ nhưng mỗi chùa lại có một nét độc đáo riêng biệt. Đa số các chùa đểu được xây trong Đài Nội (phía trong của núi Ngũ Đài), chỉ một số ít chùa được xây ở bên ngoài. Các chùa chiền phía trong đều tập trung nhiều ở trấn Đài Hoài, ta có thể dùng hình ảnh “chùa mọc như rừng cây” để tưởng tư­ợng ra cảnh chùa chiền ở trấn Đài Hoài. Vì vậy, những người đi du lịch thường nói đi núi Ngũ Đài cũng chính là đi trấn Đài Hoài. Các tín đồ Phật giáo lại không như vậy, họ có sự phân biệt giữa Đại Triêu Đai và Tiểu Triêu Đài. Cả năm đỉnh đều tới, sau khi tới cúng Văn Thù Bồ Tát ở cả năm đỉnh núi được gọi là Đại Triêu Đài. Nếu không lên cả năm đỉnh mà chỉ lên đỉnh Đại La, thăm chùa và cúng lễ năm vị Văn Thù Bồ Tát bên trong chùa giống với ở năm đỉnh kia thì được gọi là Tiểu Triêu Đài. Núi Ngũ Đài trước đây có 360 ngôi chùa , đến cuối năm 1956, sở Bảo vệ văn vật của núi Đài Sơn đã làm một cuộc điều tra, hiện có 99 chùa xanh, 25 chùa vàng, tổng cộng gồm 124 chùa. Nếu ta không có đủ thời gian hai tháng thì không thể đi khắp các chùa được. Hơn nữa việc leo lên các đỉnh núi còn phụ thuộc vào thời tiết. Hàng năm ngoài mùa hè ra, các mùa khác không thích hợp với việc leo núi, bởi vì các đỉnh núi đều có địa thê’ cao, khí hậu lạnh giá khắc nghiệt. Khi người ở dưới núi còn phe phẩy chiếc quạt cho đỡ nóng thì các hoà thượng tại các ngôi chùa trên núi đã phải khoác áo bông, nổi lửa sưởi ấm. Thông thường vào mùa hè leọ lên đỉnh Bắc Đài, lúc ban đầu còn mặc áo sơ mi, mới leo được mấy dặm đ­ường thì không thể không khoác áo len, leo lên lưng chừng núi lại phải khoác thêm áo bông, leo tiếp lên trên phải khoác thêm áo khoác. Trong năm tiếng đồng hồ leo lên đến đỉnh, ta gần như ở cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

Các chùa ở núi Ngũ Đài chia thành chùa xanh và chùa vàng. Chùa xanh có Hoà thượng, chùa vàng có Lạt ma. Các ngôi chùa nổi tiếng gồm chùa Kim Các, chùa Hiển Thông, chùa Tháp Viện, chùa Viên Chiếu, chùa Quảng Tông, chùa Bồ Tát, chùa Từ Phúc, chùa Đại La, chùa Tập Phúc, chùa Bích Sơn, chùa Thù Tượng, chùa Linh Ứng, chùa Phổ Hoá, chùa Nam Sơn, chùa Long Tuyền, chùa Trúc Lâm, chùa Trấn Hải, chùa Quang Hải, chùa Thiên Phật, chùa Thọ Ninh, chùa Cát Tường, chùa Phật Quang, chùa Diên Khánh, chùa Quảng Tế, chùa Tôn Thắng, chùa Nham Sơn, chùa Mật Ma. Ngoài ra còn gần 20 ngôi chùa khác đã bị phá hoại nghiêm trọng trong thời gian Cách mạng Văn hoá.

Chùa Kim Các nằm ở núi Kim Các phía tây bắc của đỉnh Nam Đài. Bố cục trong chùa rất nghiêm ngặt, phân chia thành tiền viện và hậu viện. Công trình kiến trúc chính của tiền viện là Quan Âm Các, trong các có một pho tượng Phật lớn cao 17 mét.

Chùa Hiển Thông hiện có hơn 400 gian phòng, trong đó điện đường gồm 65 gian, đây là một ngôi chùa lớn nhất và cổ nhất của núi Ngũ Đài, cũng là di tích bảo tồn quan trọng của Trung Quốc. Phía trái của cổng nui có một toà kiến trúc cao tầng, trên tường gạch còn đầy những cửa sổ thông khí, toát lên vẻ vững chãi và hùng vĩ. Đây chính là kho lương thực của chùa Hiển Thông.

Thập Phương Đường với kiểu kiến trúc đời Thanh là một ngôi chùa Lạt Ma của dân tộc Tạng duy nhất ở núi Ngũ Đài. Tất cả các pho tượng Phật trong chùa đều được đúc bằng đồng. Các pho tượng Phật này được đúc tạo theo hình tượng trong Hoàng Giáo Kinh cua dân tộc Tạng.

Nếu như nói chùa Hiển Thông là ngôi chùa đại diện cho chùa xanh thì chùa Bồ Tát lại là đại diện của chùa vàng. Nó là ngôi chùa Lạt Ma hoàn chỉnh nhất, quy mô lớn nhất của núi Ngũ Đài, cũng là nơi mà du khách thường tới thăm quan trong chỉnh thể các chùa của núi Ngũ Đài.

Núi Ngũ Đài từ xưa tới nay là khu du lịch có khí hậu mát mẻ. Trung tuần tháng 7 đến trung tuẫn tháng 8 hàng năm, nhiệt độ trung bình vào khoang Ĩ5 đến 20 độ, ban ngày trời mát mẻ, dễ chịu, buổi đêm thoáng mát, hơn nữa còn cả những khu rừng rậm rạp, dòng nước suối trong xanh, bầu không khí trong lành, cảnh trí cuốn hút lòng người. Đây thật là một nơi lý tưởng để tới thăm quan.

Năm 1982, Quốc vụ viện Trung Quốc đưa núi Ngũ Đài vào danh sách khu danh lam thắng cảnh trọng điểm của quốc gia.

(Trích đăng từ Tạp chí Khuông Việt số 1)

Bình luận
Tin cùng chuyên mục