Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các kỳ Đại hội
LÊ KHÁNH
Lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam từ sau 1975 (đất nước được thống nhất) được đánh dấu bằng những mốc thời gian là những lẩn Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Được thành lập từ năm 1981 theo nguyện vọng của các vị giáo phẩm, cao tăng thạc đức và đông đảo Tăng Ni, Phật tử đến nay trải qua 40 năm phát triển, trải qua 8 kỳ Đại hội (1981, 1987, 1992, 1997, 2002 , 2007, 2012, 2017), Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực sự lớn mạnh cả lượng và chất, đã thể hiện tinh thần khế lý, khế cơ, tinh thần nhập thế của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, xứng đáng là ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam. Năm 2022 sẽ là năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ chín. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu một vài nét về các kỳ Đại hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam – những mốc son lịch sử của Phật giáo Việt Nam từ sau năm 1975.
1. Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lẩn thứ nhất (1981)
Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại chùa Quán Sứ – Hà Nội.
Đại hội đã diễn ra từ ngày 04/11 đến ngày 07/11/1981, với tổng số 168 vị giáo phẩm Tăng Ni, Cư sĩ đại diện cho các tổ chức hệ phái là Đại biểu chính thức tham dự.
Đại hội chính là sự đánh dấu thành lập ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam, đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam sau gần 2 năm vận động thành lập của các vị Tôn đức giáo phẩm, cao tăng thạc đức và đông đảo Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam. Sự ra đời của GHPGVN đã đánh dấu một mốc son, một tất yếu của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đó là lần đầu tiên trong lịch sử suốt gần 2000 năm du nhập và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo Việt Nam trong cả nước được thống nhất toàn diện cả về tổ chức và hành động trong một tổ chức chung.
Đại hội Phật giáo lần thứ nhất thông qua Hiến chương, Điều lệ hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên các truyền thống hệ phái cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chính pháp đều được tôn trọng duy trì. Lời nói đầu của Hiến chương khẳng định: “Nguyện vọng thống nhất Phật giáo đã thực hiện từ lâu, nhưng chưa được trọn vẹn. Nay trong bối cảnh dân tộc đã độc lập, Tổ quốc đã thống nhất, cả nước đang xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, Phật giáo Việt Nam có đủ cơ duyên thống nhất thật sự để duy trì chánh pháp, góp phần tích cực cùng toàn dân đem lại vinh quang cho Tổ quốc, hoà bình an lạc cho dân tộc và nhân loại”. “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam”. Bản Hiến chương này đã được Hội đồng Bộ trưỏng (nay là Chính phủ) nưóc Cộng hoà XHCN Việt Nam chấp thuận bằng Quyết định sô’ 83/BT ngày 29/12/1981. Điều 1 Quyết định khẳng định: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức đại diện cho Phật giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ ỏ trong nước và ngoài nước”.
Đại hội đã thông qua thành phần Hội đồng Chứng minh gồm 50 thành viên và thành phần Hội đồng Trị sự gồm 49 Thành viên; Suy tôn Hoà thượng Thích Đức Nhuận làm Pháp chủ GHPGVN (người đứng đầu cao nhất của GHPGVN), Hoà thượng Thích Đôn Hậu làm Phó Pháp chủ kiêm Giám luật… và suy cử Hoà thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hoà thượng Thích Trí Tịnh, Hoà thượng Thích Thê’ Long làm Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS,…
Ý thức sâu sắc trách nhiệm sứ mệnh lịch sử của mình, trách nhiệm lớn lao đối với lịch sử truyền bá giáo lý Phật đà từ gần 2000 năm, đối với vận mệnh và tiền đề của Phật giáo Việt Nam, cũng như đối với dân tộc, đất nước, GHPGVN đã đề ra được Chương trình hoạt động của mình trong nhiệm kỳ thứ nhất với sự đồng lòng nhất trí cao, gồm 6 điểm, đó là:
-Thực hiện tinh thần hoà hợp chúng của Đức Phật, điều hợp các hệ phái Phật giáo Việt Nam, tăng trưởng tình đồng đạo, đồng bào, đoàn kết nội bộ Phật giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
-Làm nhiệm vụ hoằng dương chánh pháp, chấn hưng tư tưởng trong sáng và tích cực trong nền giáo lý Đức Phật, phát huy tính sáng tạo trong sự nghiệp hoằng pháp, kết hợp với tư tưởng Chủ nghĩa Xã hội khoa học thời đại.
-Thiết lập chương trình đào tạo và giáo dục Tăng Ni , Phật tử, xây dựng thế hệ Tăng Ni mới có trình độ Phật học và tri thức nhập thế cơ bản, đào tạo lớp Tăng Ni trí thức đủ tài năng gánh vác sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, đảm đương các ngành hoạt động của Giáo hội, chấn chỉnh mô phạm tùng lâm.
Phát huy truyền thống yêu nước trong Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, đặt sự tồn tại
của đạo pháp trong sự tồn tại của dân tộc, rèn luyện tinh thần hộ quốc an dân, tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
-Xây dựng kinh tế’ nhà chùa, Tăng Ni vừa tu học vừa lao động sản xuất để giải quyết đời sống cho mình và góp phần lợi ích thiết thực cho xã hội
-Củng cô’ và phát triển tình đồng đạo với Phật tử các nước, đoàn kết hữu nghị với các tổ chức nhân dân yêu chuộng hoà bình tiến bộ trên thế giới, cùng nhau đấu tranh xây dựng và bảo vệ nền hoà bình an lạc cho dân tộc và nhân loại.
2. Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ hai (1987)
Đại hội lần thứ hai được tổ chức tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt- Xô (nay là Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội). Đại hội diễn ra từ ngày 28/10 đến ngày 29/10/1987, với 200 đại biểu chính thức của Giáo hội tham dự.
Đại hội đã Tổng kết công tác nhiệm kỳ I và đề ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2 của GHPGVN. Trong nhiệm kỳ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức của mình, trong hệ thống giáo dục đã thành lập Trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại Hà Nội (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội); Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sỏ 2 tại thành phố Hổ Chí Minh (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh).
Đại hội tiếp tục suy tôn Hoà thượng Thích Đức Nhuận làm Pháp chủ GHPGVN và suy cử Hoà thượng Thích Trí Tịnh làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Thông qua thành phần Hội đồng Chứng minh gồm 37 thành viên và thành phần Hội đổng Trị sự gồm 60 Thành viên; Thông qua danh sách tấn phong giáo phẩm gồm 40 giáo phẩm Thượng toạ lên giáo phẩm Hoà thượng, 22 vị lên giáo phẩm Thượng toạ, 12 giáo phẩm Ni sư lên giáo phẩm Ni trưỏng và 28 vị lên giáo phẩm Ni sư.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được, phương hướng chung hoạt động của GHPGVN nhiệm kỳ II là: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy các khả năng của Giáo hội, kế thừa, phát huy hơn nữa truyền thống nhập thế sinh động của Phật giáo Việt Nam, thực hiện đoàn kết, hoà hợp các bộ chúng trong Phật giáo, đoàn kết chặt chẽ giữa đạo và đời, đoàn kết hữu nghị giữa Phật giáo trong nước và quốc tế, xây dựng GHPGVN thật sự thống nhất về ý chí và hành động, thống nhất về tổ chức và lãnh đạo, hoà nhập mật thiết hơn nữa vào sự nghiệp chung của dân tộc đang đi lên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội, góp phần vào công cuộc vận động cho hoà bình thế giới và sự tiến bộ xã hội; Giáo hội cần tập hợp rộng rãi hơn nữa trong hàng giáo phẩm có đạo hạnh trong sáng và kiến giải sâu rộng về giáo lý, hàng ngũ trí thức Phật tử Việt Nam ỏ trong nước và ở nước ngoài, chung sức bồi bổ chương trình đào tạo và giáo dục Tăng Ni, nâng cao trình độ Phật học, phát huy tinh hoa chánh pháp, đào tạo một lớp Tăng Ni có nhiệt tình và các tỉnh, thành hội, vừa nâng cao phẩm hạnh lởp Tăng Ni hiện hữu vừa tạo thêm nhiều nhân tố mới, bồi dưỡng một lớp Tăng tài trẻ, vạch phương hướng cụ thể xây dựng nếp sống tu hành đảm bảo thực hiện tốt phương châm: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội.
3.Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lẩn thứ ba (1992)
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ ba của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng được tổ chức tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt-Xô (nay là Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội). Đại hội diễn ra từ ngày 03/11 đến ngày 04/11/1992 vói 227 Đại biểu chính thức của 43 đoàn Đại biểu trong nước và quốc tê’ tham dự.
Đại hội đã Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ II và để ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III của GHPGVN. Thành lập thêm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đặt tại Tp.Hồ Chí Minh và Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đặt tại Hà Nội; 39 Ban Tri sự, Ban Đại diện Phật giáo cấp tỉnh. Giáo hội đã thống kê được cả nước có: 15.777 Tăng Ni; 8.463 Cơ sở thờ tự Phật giáo; Công tác giáo dục Tăng Ni đã được phát huy cao điểm trong nhiệm kỳ II, với một hệ thống giáo dục từ Cơ bản Phật học đến Cao cấp Phật học, gồm: 02 Trường cao cấp Phật học tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh; 17 Trường Cơ bản Phật học (nay đổi tên thành Trưởng Trung cấp Phật học). Ngoài ra, Giáo hội cũng đã thành lập Hội đổng phiên dịch Đại Tạng kinh
Đại hội tiếp tục suy tôn Hoà thượng Thích Đức Nhuận làm Pháp chủ GHPGVN và suy cử Hoà thượng Thích Trí Tịnh làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Thông qua thành phần Hội đổng Chứng minh gồm 33 thành viên và thành phần Hội đồng Trị sự gồm 70 Thành viên; Thông qua danh sách tấn phong giáo phẩm gồm 72 giáo phẩm Thượng toạ lên giáo phẩm Hoà thượng, 130 vị lên giáo phẩm Thượng toạ, 32 giáo phẩm Ni sư lên giáo phẩm Ni trưởng và 103 vị lên giáo phẩm Ni sư.
Trên cơ sở những thành tựu của đất nước trong thời kì đổi mới, những thành tựu đã đạt được của nhiệm kì II, Đại hội đã nêu ra Chương trình hoạt động của nhiệm kì III;
-Một là: Xây dựng GHPGVN trên tinh thần đoàn kết hoà hợp, lục hoà cộng trụ; tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên trong GHPGVN
-Hai là: Thực hiện nhiệm vụ hoằng dương chánh pháp; phối hợp với các hoạt động chuyên ngành hoằng pháp, văn hoá, nghi lễ và từ thiện xã hội nhằm xây dựng niềm tin chân chính và nếp sống đạo trong sáng cho Phật tử Việt Nam.
-Ba là: Tiếp tục củng cố, xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo đội ngũ Tăng Ni trẻ đầy đủ năng lực, có trình độ Phật học và thế học cao, biết vận dụng khê’ lý khế cơ trong sự nghiệp truyền trì mạng mạch Phật pháp, phụng sự chúng sanh và làm lợi ích xã hội.
-Bốn là: Tăng cương các hoạt động nghiên cứu và học thuật Phật giáo, một trong những việc được ưu tiên hàng đầu đó là việc phiên dịch và in Ấn Đại Tạng Kinh..
-Năm là: Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội từ trung ương đến các cơ sở thờ tự Phật giáo địa phương ngày càng đi vào hiện thực; khâu tổ chức quản lý điều hành chặt chẽ, có phương hướng xây dựng phát triển lâu dài.
-Sáu là: Phát huy vai trò hạt nhân đoàn kết của Phật giáo Việt Nam để củng cố tổ chức ABCP; mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo quốc tê’ nhằm xây dựng hoà bình ổn định và hợp tác cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương; trao đổi học thuật Phật giáo và các hoạt động xã hội từ thiện; tăng cường mối quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Phật giáo Việt Nam và nước ngoài.
-Bảy là: Quan tâm theo dõi đời sống kinh tê’ của Tăng Ni tại các cơ sở Tự viện; kết hợp tu học với lao động sản xuất; xây dựng kinh tê’ nhà chùa bằng sức lao động của chính mình.
(Còn nữa)