Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các kỳ Đại hội (Phần cuối)

LÊ KHÁNH

 4.Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lẩn thứ tư (1997)

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ tư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội. Đại hội diễn ra từ ngày 22/11 đến ngày 23/11/1997, với 320 Đại biểu chính thức của Giáo hội và 41 đại biểu là khách mời, thị giả, tôn giáo bạn.

Tại Đại hội đã Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ III và đề ra Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IV của GHPGVN. Qua đó, Giáo hội đã thống kê được, cả nước có: 28.787 Tăng Ni; 14.048 ngôi chùa; 03 Học viện Phật giáo Việt Nam là: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (trước đây gọi là Trường Cao cấp Phật học); 03 Lóp Cao đảng tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh và cần Thơ; 25 trườngTrung cấp Phật học.

Cả nước có 46 tỉnh, thành phố có Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo cấp tỉnh và 10 Ban ngành viện là cơ quan chuyên môn của Giáo hội giúp TW Giáo hội trong hoạt động.

Tại Đại hội đã suy tôn Hoà thượng Thích Tám Tịch làm Pháp chủ GHPGVN và suy cử Hoà thượng Thích Trí Tịnh làm Chủ tịch Hội đổng Tri sự GHPGVN; Thông qua thành phần Hội đồng Chứng minh gồm 67 thành viên và thành phần Hội đồng Trị sự gồm 94 Thành viên; Thõng qua Hiến chương sửa đổi.

Xuất phát từ tình hình thực tê’ của đất nước đang phát huy mọi nguồn lực của dân tộc đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới ổn định và phát triển đất nước toàn diện về kinh tê’ – xã hội và văn hoá tinh thần, bảo vệ vững chắc tổ quốc, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh và trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, hướng hoạt động của GHPGVN trong nhiệm kỳ IV là:

-Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết hoà hợp các hệ phái trong Phật giáo Việt Nam, tăng cường tinh thần thống nhất Phật giáo, thống nhất ý chí và hành động, thống nhất về lãnh đạo và tổ chức trên cơ sở tôn trọng các pháp môn tu học biệt truyền của từng hệ phái và thống nhất hành động theo phương châm: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội, làm cho GHPGVN ngày càng xứng đáng hơn nữa với lòng tin của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam;

-Tập trung công sức xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo Tăng Ni, tăng cường chất lượng giảng dạy tại các Trường cơ bản, Cao đẳng Phật học và Học viện Phật giáo Việt Nam, cố gắng mở rộng và nâng cao hệ thống giáo dục đào tạo ở cấp Cao học Phật giáo, đồng thời vẫn giữ vững chất lượng đào tạo bằng nhiều biện pháp linh động để vừa nâng cao phẩm hạnh và trình độ tu học của tầng lớp Tăng Ni hiện hữu, vừa xây dựng một lớp Tăng Ni trẻ với số lượng và khả năng đáp ứng được nhu cầu tu học ngày càng tăng của đông đảo Phật tử hiện nay;

-Mở rộng hơn nữa trong sự đóng góp và cộng tác rộng rãi, không phân biệt Tông môn, hệ phái của nhiều vị giáo phẩm có đạo hạnh trong kiến giải sâu rộng về giáo lý cũng như của hàng ngũ trí thức Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước cho các hoạt động nghiên cứu Phật học và phiên dịch Đại Tăng kinh Việt Nam.

– Vận động tổ chức cho Tăng Ni và Phật tử tham gia vào các mặt hoạt động Phật sự của Giáo hội và thông qua sự hướng dẫn của chuyên ngành Hoằng pháp, Văn hoá, Hướng dẫn Nam nữ Phật tử, sống một nếp sống lành mạnh, trong sáng và hướng thượng; khuyến khích Tăng Ni, Phật tử tham gia các hoạt động từ thiện, vận động Tăng Ni, Phật tử kêu gọi sự đóng góp của các nhà hảo tâm tham gia hoạt động này để thể hiện thiết thực hạnh nguyện từ bi cứu khổ của người con Phật.

-Trong hoàn cảnh tương quan tương duyên và xu thê’ mỏ rộng bang giao giữa các quốc gia, các dân tộc, với khả năng và tiềm lực to lớn của mình, GHPGVN sẽ cùng các tổ chức Phật giáo Quốc tế góp phần hoằng dương giáo lý giác ngộ giải thoát của Đức Như Lai, đồng thời thúc đẩy xu thế hợp tác hoà bình và ổn định cho khu vực, cũng như trên thê’ giói, đóng góp cho sự phát triển của trào lưu tiến bộ xã hội trong khu vực.

-Đối với những Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tại hải ngoại hiện đang hướng về quê hương ngày càng đông qua các hành động thiện chí đối với Đạo pháp và dân tộc, GHPGVN chân tình tán thán và tăng cường đoàn kết hơn nữa với quý vị, để tạo điều kiện gắn bó với Giáo hội và nước nhà nhiều hơn nữa.

5.Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ năm (2002)

Đại hội lần thứ năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội

Đại hội chính thức diễn ra từ ngày 04/12 đến ngày 05/12/2002, với 527 Đại biểu chính thức của Giáo hội tham dự, ngoài ra có có các Đại biểu là khách mời, tôn giáo bạn,…

Tại Đại hội đã Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ IV và đề ra Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ V của GHPGVN. Theo thống kê của Giáo hội thì cả nước có: 36.512 Tăng Ni; 14.321 ngôi chùa; 47 tỉnh, thành phô’ có Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo cấp tỉnh;

-Hệ thống giáo dục có: 03 Học viện Phật giáo Việt Nam (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế); 05 Lớp Cao đẳng Phật học tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh, cần Thơ, Lâm Đồng, Hà Nội; 30 trường Trung cấp Phật học.

Đại hội tiếp tục suy tôn Hoà thượng Thích Tâm Tịch làm Pháp chủ GHPGVN và suy cử Hoà thượng Thích Trí Tịnh làm Chủ tịch Hội đồng Trị sựGHPGVN; Thõng qua thành phần Hội đồng Chứng minh gồm 85 thành viên và thành phần Hội đồng Trị sự gồm 95 Thành viên chính thức, 24 thành viên dự khuyết; Thông qua danh sách tẤn phong giáo phẩm gồm 137 giáo phẩm Thượng toạ lên giáo phẩm Hoà thượng, 419 vi lên giáo phẩm Thượng toạ, 75 giáo phẩm Ni sư lên giáo phẩm Ni trưởng và 351 vị lên giáo phẩm Ni sư.

Với đường hướng “Trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực, trang nghiêm Giáo hội”, đoàn kết hoà hợp Phật giáo và phát huy truyền thống ngàn đời hoà quyện giữa Phật giáo với Dân tộc như: “sữa hoà trong nưóc”, Chương trình hoạt động của GHPGVN trong nhiệm kỳ V (2002 – 2007) được đề ra như sau:

-Xây dựng, phát triển giáo hội bằng nguyên tắc phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí vì đạo pháp, dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội.

-Hoằng dương chánh pháp, truyền bá đạo đức Phật giáo, góp phần xây dựng xã hội hiền thiện, an vui, hạnh phúc, phù hợp với đạo đức văn hoá truyền thống dân tộc, giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực, sa đoạ, bạo hành.

-Phát huy kỷ cương đạo đức, trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực; giáo dục đào tạo đội ngũ Tăng Ni trẻ có đạo hạnh cao, vững vàng trong tu tập, trong lãnh hội giáo pháp và có kiến thức, văn hoá, đáp ứng sự phát triển của Giáo hội trong thời đại mới.

-Tăng cường mở rộng hơn nữa việc nghiên cứu Phật học và học thuật Phật giáo như: Tổ chức các cuộc Hội thảo, hội nghị chuyên để nghiên cứu Phật giáo và học thuật Phật giáo; nghiên cứu và mô hình văn hoá Phật giáo sâu hơn đến các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nghi lễ, kiến trúc, y khoa của Phật giáo Việt Nam, chú trọng đến ảnh hưởng Phật giáo trong văn học nghệ thuật cổ truyền dân gian, trong nếp sinh hoạt làng xã, thị thành từ đó chứng minh rõ rệt hơn sự gắn bó của Phật giáo với đất nước, dàn tộc; tăng cường hoạt động của các thư viện Phật giáo, thành lập nhà truyền thống Phật giáo, viện bảo tàng Phật giáo cho đến tận cơ sở tự viện để phổ biến giáo lý, thông tin hoạt động của Phật giáo…

-Đầy mạnh hoạt động của Ban kinh tê’ tài chính, khuyến khích phát triển kinh tê’ nhà chùa, vận động gây quỹ cho 2 văn phòng TW Giáo hội…

-Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết của Phật giáo Việt Nam đối với Phật giáo các nước trên thê’ giới, góp phần xây dựng hoà bình, ổn định nếp sống hiền thiện ở mọi nơi; đặc biệt chú trọng mối quan hệ của Giáo hội đối với Tăng Ni, Phật tử người Việt ở nước ngoài.

6.Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007)

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VI (2007- 2012) được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Thủ đô Hà Nội trong 2 ngày từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 12 năm 2007.  Đại hội quy tụ trên 1200 Đại biểu của 55 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong cả nước.

Tại Đại hội đã Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ V và đề ra Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ VI của GHPGVN. Theo thống kê của Giáo hội thì cả nước có: Tăng, Ni: 44.498 vị, trong đó: Bắc tông: 32.625 Tăng, Ni, Nam tông: 8.919 (8.574 Nam tông Khmer và 345 Nam tông Kinh ), Khất sĩ: 2.954 Tăng, Ni.

-Về tự viện có: 14.775 ngôi, trong đó: Bắc Tông: 13.665, Nam Tông: 570, Khất sĩ: 540. Trung ương Giáo  hội đã cấp 4.667 giấy chứng nhận Tăng, Ni trong cả nước, đổi mới 954 giấy chứng nhận Tăng, Ni. Cấp 530 giấy Chứng nhận Tu sĩ Nam tông Khmer.

  Đại hội đã suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đương vị Pháp chủ và 97 vị Đại lão Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh.

 Suy tôn Ban thường trực Hội đồng chứng minh gồm 12 vị  gồm đức Pháp chủ và 7 Hòa thượng Phó Pháp chủ, trong đó có Hòa thượng Thích Trí Tịnh kiêm Giám luật, Hòa thượng Thích Thanh Sam kiêm Chánh Thư ký. Ban Thường trực có 3 Phó Thư ký và 1 Uỷ viên Giám luật.

  Đại hội đã suy cử Hòa thượng Thích Trí Tịnh đương vi Chủ tịch  và 147 thành viên của Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ VI (có 7 ni sư, 8 cư sĩ)  và 48 uỷ viên dự khuyết (có 3 ni sư). Thành phần Hội động Trị sự bước đầu được trẻ hoá.                                                                             

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có 45 vị trong đó có 2 ni sư và 3 cư sĩ (1 đã từ trần).

Đại hội đã tấn phong:  228 Hòa thượng, 545 Thượng toạ, 143 Ni trưởng,  528 Ni sư

Đại hội thống nhất thông qua dự thảo tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 12 chương 52 điều, giao Ban Thường trực Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ VI tiến hành các thủ tục trình Chính phủ để được phê chuẩn và ban hành.

Giao Ban Thường trực Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ VI lên kế hoạch bổ nhiệm các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, tu chỉnh Nội quy các Ban, Viện Trung ương Giáo  hội, Tỉnh, Thành  hội Phật giáo và sẽ trình tại Đại hội Sơ kết 6 tháng đầu năm 2008.

Lập thủ tục xin phép cơ quan chức năng liên hệ về việc khắc dấu tròn cho các Ban Trung ương Giáo hội, Quận hội, Huyện hội, Thị hội, Thành hội thuộc tỉnh và các cơ sở Tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 Hệ thống hành chính Giáo hội có 58 tỉnh, thành hội Phật giáo trên toàn quốc được thành lập và hoạt động ổn định, hiệu quả. Nhiệm kỳ 6 GHPGVN cũng là nhiệm kỳ Giáo hội có nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực hoạt động.

7. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012)

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam diễn ra trong 04 ngày (từ 21-24/11/2012) tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. 

Đại hội  có sự tham dự của 1104 đại biểu gồm Chư tôn Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh; Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đại biểu các Ban – Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội; Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo; đại biểu Tăng ni, Phật tử Việt Nam ở hải ngoại. Đây là những Tăng ni, Phật tử tiêu biểu được Đại hội các cấp Giáo hội suy cử dự Đại hội.

Đại hội đã thông qua báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VI (2007-2012); thông qua chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017); thông qua toàn văn tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; suy tôn bổ sung thành viên Hội đồng Chứng minh gồm 89 Hòa thượng; suy cử Hội đồng Trị sự gồm 199 thành viên chính thức và 66 thành viên dự khuyết; thông qua danh sách tấn phong hàng Giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư cho 1.180 Tăng, Ni trên cả nước.

Tại Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự khóa VII nhiệm kỳ (2012-2017) đã suy tôn Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh gồm 24 Hòa thượng và tái suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hội nghị đã suy cử Ban thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII  gồm 61 vị Tăng, Ni, Cư sĩ. Hòa thượng Thích Trí Tịnh tiếp tục được suy tôn làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương.

Đại hội VII được xây dựng trên tinh thần ổn định để phát triển, kế thừa, phát huy tinh thần đoàn kết hòa hợp các hệ phái của Giáo hội, những thành tựu hơn 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam và từng bước chuyển giao thế hệ đảm bảo sự cân đối các địa phương tỉnh, thành hội Phật giáo, rộng ra các khu vực vùng miền, hệ phái và các ban, ngành, viện nhằm tạo nên sự hoạt động đồng đều, cân đối trong các công tác Phật sự.

Đại hội cũng chứng kiến và đón nhận Huân chương Độc lập của Chủ tịch Nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và của UBTWMTTQVN, Bằng Tuyên dương công đức của GHPGVN.

8.  Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017)

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII Giáo hội Phật giáo Việt Nam diễn ra trong 04 ngày (từ 19-22/11/2017) tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. 

Đại hội thống nhất suy tôn thành viên HĐCM GHPGVN gồm 96 vị và Ban Thường trực HĐCM gồm 37 vị; tái suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ngôi vị Pháp chủ GHPGVN nhiệm kỳ VIII.

Đại hội nhất tâm tái cung thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục đảm nhiệm Chủ tịch HĐTS GHPGVN nhiệm kỳ VIII, suy tôn 270 thành viên HĐTS, bao gồm 225 ủy viên Ban Thường trực và 45 ủy viên dự khuyết HĐTS; Ban Thường trực HĐTS gồm 61 vị.

Đồng thời, Đại hội thực hiện nghi thức tấn phong 1864 tăng, ni lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng, Ni trưởng, Thượng tọa, Ni sư.

 Đại hội đã tiến hành thảo luận thông qua Báo cáo Tổng kết công tác hoạt động phật sự nhiệm kỳ VII (2012 – 2017) và thảo luận Chương trình hoạt động phật sự nhiệm kỳ VIII (2017 – 2022). Đại hội đã ghi nhận những ý kiến phát biểu, tham luận, góp ý xây dựng chương trình hoạt động phật sự ngày một hiệu quả và khắc phục những mặt còn hạn chế trong nhiệm kỳ VII; tiến hành phân tích về 9 mục tiêu đề ra, cũng như thông qua việc tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho phù hợp với Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.

Trong nhiệm kỳ mới, GHPGVN xác định phương hướng hoạt động phật sự với các mục tiêu: phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng “Đạo pháp – Dân tộc”. Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học phật giáo, góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.

Cùng với đó, nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo tăng ni của GHPGVN. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động phật sự, quản lý tự viện, sinh hoạt của tăng ni theo đúng Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo. Định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động phật sự của Giáo hội qua việc xây dựng mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý…

Trong diễn văn Bế mạc Đại hội, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN khẳng định: tất cả thành viên GHPGVN sẽ đem hết trí lực và tâm lực của mình để hoàn thành các phật sự đã được Đại hội đề ra, phát huy trí tuệ tập thể, giữ gìn kỷ cương giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng và phát triển Giáo hội vững mạnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Đồng thời Hòa thượng tin tưởng: sự gia trì của Tam bảo, sự đồng tình của nhân dân, sự hỗ trợ chân tình của Đảng và Chính phủ, chính quyền các cấp, sự nỗ lực tự thân của chư tăng ni, phật tử sẽ giúp cho Giáo hội vững tiến, tiếp tục đạt những thành quả tốt đẹp.

(Trích đăng từ Tạp chí Khuông Việt)

Bình luận
Tin cùng chuyên mục