Nghiên cứu sinh Trương Thanh Hải (Thích Minh Nghĩa) bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ Việt Nam từ thập niên 20 của thế kỷ XX đến 1945.”

Căn cứ quyết định số 01/QĐ –HVPG-SĐH, Hà Nội ngày 23/01/2025. Chiều ngày 16/03 tại Hội trường Trúc Lâm – Viên Quang, Học viện PGVN tại Hà Nội – Phòng Sau Đại học thành lập Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ Phật học cấp Học viện đối với Nghiên cứu sinh Trương Thanh Hải – Thích Minh Nghĩa.
Theo đó Hội đồng Khoa học có sự hiện diện chứng minh của nhị vị hoà thượng: HT.TS Thích Thanh Đạt – Chủ tịch HĐKH Học viện PGVN tại Hà Nội; HT.TS Thích Thanh Quyết – Trưởng Ban GDPGTW, Viện trưởng Học viện PGVN Hà Nội đồng chủ tịch HĐKH. Cùng tham gia có quý Giáo sư, quý Thầy hội đồng phản biện: TS. Ninh Thị Sinh – Viện Trần Nhân Tông (ĐHQGHN) chuyên ngành Lịch sử (phản biện 1); TS. Dương Thanh Mừng – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực IV chuyên ngành Lịch sử (phản biện 2); TS. Lê Tâm Đắc – Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia, chuyên ngành Lịch sử (phản biện 3). Học viện vinh được quý Giáo sư cùng tham gia Hội đồng Khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Dương – Viện nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXHVN); PGS.TS Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXHVN); GS. Lương Gia Tĩnh – Phó Viện trưởng Học viện, Trưởng phòng Đào tạo, chuyên ngành Triết học; TS. Phạm Quỳnh – Phó Tổng Biên tập NXBGDVN, Phòng Đào tạo sau Đại học; ĐĐ.TS Thích Thành Trí – Phòng Sau Đại học, chuyên ngành Hán Nôm, Thư ký Hội đồng, hội đồng có sự tham gia của quý học viên nghiên cứu sinh và cư sĩ Phật tử cùng tham dự.
-Hội đồng Khoa học đã lắng nghe phần trình bày của Nghiên cứu sinh Trương Thanh Hải – Thích Minh Nghĩa về đề tài: “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ Việt Nam từ thập niên 20 của thế kỷ XX đến 1945.” Đây là đề tài khá hay làm rõ về bức tranh phong trào Phật giáo Nam Kỳ những năm 20 thế kỷ XX, góp phần về mặt sử liệu trong tổng thể tiến trình lịch sử Việt Nam và lịch sử Phật giáo.
Điểm nhấn Luận án là nêu ra được mục đích tư tưởng và sự ra đời của Lục hòa Liên xã (1920 – 1922), Lục hòa Liên hiệp 1923 cũng như các tổ chức cơ sở, Hội quán…trong công cuộc chấn hưng tiêu biểu có quý Tổ sư như Hoà thượng Từ Văn, Hoà thượng Từ Phong, Hoà thượng Thanh Ấn, Hoà thượng Hoằng Nghĩa, Hoà thượng Khánh Hòa. Quý Ngài đã tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc phía Đông Nam kỳ và xây dựng lễ hội Phật giáo phía Tây Nam kỳ.
Qua nhiều ý kiến nhận xét đánh giá Luận án trình bày có thể tiến hành so sánh quá trình chấn hưng và bài học rút ra từ 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam trên phương diện khách quan và chủ quan, dẫn đến sự ra đời phong trào chấn hưng Phật giáo bên cạnh một số vị tu sĩ thì phải nhìn nhận công lao từ nhiều những bậc chí sĩ, các cá nhân tổ chức cùng đóng góp sự thành tựu ấy.
Nhiều nhận xét đánh giá từ quý Thầy phản biện đóng góp xây dựng Luận án được thêm chuẩn chỉnh đúng với nghiên cứu học thuật. HT. TS Thích Thanh Đạt chủ tịch HĐKH nhận xét và bổ sung thêm những ảnh hưởng khách quan trong bối cảnh xã hội Nam Kỳ lúc bấy giờ, sự giao thoa giữa Á – Âu nên có nhiều tổ chức để đi đến sự thống nhất giữ gìn truyền thống Phật giáo. Đây là tiền đề của sự thống nhất ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981.
Giáo sư Lương Gia Tĩnh nhận xét chung tổng quan Luận án với những đóng góp tích cực trong bổ sung về lịch sử và tư tưởng trong Luận án, để hướng đến sự chuẩn chỉnh trong nghiên cứu khoa học, Luận án cần có sự rà soát thêm về một số ngôn ngữ lập luận, sáng tỏ mạch cứ liệu với tính kế thừa.
Hình ảnh buổi Bảo vệ Luận án tại Hội trường Trúc Lâm – Học viện PGVN Hà Nội.
Bình luận
Tin cùng chuyên mục