Công chúa Phương Dung là ai?

Công chúa Phương Dung với danh xưng Sư Bà Phương Dung đã trở nên quen thuộc, được mặc định chấp nhận từ cả phía nhân dân địa phương và phía Phật giáo.

Cho đến nay nhân vật Công chúa Phương Dung đã nhận được sự quan tâm khá đặc biệt của các học giả trong và ngoài Giáo hội Phật giáo. Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (2010) Viện Ngiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hà lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với chùa Yên Phú (thuộc xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã tổ chức một cuộc hội thảo về lịch sử và hiện tại của chùa, trong đó bước đầu đã đề cập đến sự tích và hành trạng của Bà .

Tư liệu chủ yếu để nghiên cứu là các tài liệu dân gian được cố định lại dưới dạng thần phả, thần tích và các sắc phong của triều đình mà nội dung phần nhiều cũng là do địa phương báo cáo lên. Những tài liệu dạng này cần được hiểu là những ký ức được truyền khẩu qua nhiều đời nên không thể sử dụng như những tư liệu lịch sử có tính chính xác cao, nhất là về niên đại. Gốc tích và hành trạng của nhân vật Phương Dung được chép cụ thể nhất trong bản Thần phả được cho là do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và Quản giám Bách thần Nguyễn Hiền sao năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) . Nếu đúng là văn bản này được làm từ năm 1572 thì cũng đã cách xa sự kiện xảy ra tới hơn 1530 năm rồi. Một thời gian đủ để cốt truyện ban đầu đã được thay đổi rất nhiều.

Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Mỗi sự kiện đều để lại đời sau những chứng tích, trong đó có những câu truyện lưu lại trong chứng nhân rồi được truyền từ đời này sang đời khác. Trong các chuyện kể đó, nhiều chi tiết có thể bị đổi thay nhưng nhân vật với sự kiện là quan hệ lõi nên tính bền vững rất cao. Công chúa Phương Dung được gắn cố định với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nên rất nhiều khả năng bà là nhân vật đã tham gia vào sự kiện này.

Nơi thờ phụng Bà gắn với vùng đất và cư dân thuộc thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội (mà không thấy ở nơi nào khác) cũng là một yếu tố tính xác thực của nhân vật. Tuy nhiên chùa Yên Phú nay có phải được xây dựng từ thời Hai Bà Trưng hoặc trước đó hay không thì với những tư liệu hiện có chưa thể khẳng định được.

Tuy nhiên, sự hiện diện của ngôi chùa và danh xưng Sư Bà, trong tâm thức dân gian, đã hiện diện trên vùng đất này đã khá lâu rồi. Không loại trừ một ngôi chùa Phật đã được tạo dựng trên một di tích từng thờ Phương Dung và dần dà Bà được các Tăng Ni, Phật tử tôn xưng là người khai sáng ngôi chùa. Đó có thể là lớp văn hóa sau khi Phật giáo đã phát triển bồi lên lớn tín ngưỡng đã có từ trước.

 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc. Cuộc khởi đã có sự lan tỏa rộng rãi, giành lại và duy trì nền độc lập trong thời gian ba năm, giáng một đòn trí mạng vào ách cai trị của nhà Hán. Đây là một giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhưng vì những lý do đã nêu trên, tư liệu xác thực để nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa lớn này rất hạn chế. Một trong những nguồn tư liệu quan trọng giúp các sử gia tái hiện lại cuộc khởi nghĩa này chính là các truyền thuyết, di tích thờ cúng cùng các sắc phong thần phả. Chính vì vậy mỗi thông tin, dù còn chứa đựng mâu thuẫn, cũng đều vô cùng quý giá cho công việc nghiên cứu.

Những tư liệu chứa đựng thông tin về Công chúa Phương Dung đã có đóng góp to lớn với sự nghiệp vĩ đại của Hai Bà Trưng không hề kém giá trị hơn những tư liệu đã từng biết đến về các tướng lĩnh của Hai Bà được thu thập trước đây. Đặc biệt hình ảnh của Bà được ghi sâu trong tâm khảm của nhiều thế hệ nhân dân địa phương. Công chúa Phương Dung hoàn toàn xứng đáng được vinh danh vì những cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập thời đầu Công nguyên.

 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc. Cuộc khởi đã có sự lan tỏa rộng rãi, giành lại và duy trì nền độc lập trong thời gian ba năm, giáng một đòn trí mạng vào ách cai trị của nhà Hán. Đây là một giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhưng vì những lý do đã nêu trên, tư liệu xác thực để nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa lớn này rất hạn chế. Một trong những nguồn tư liệu quan trọng giúp các sử gia tái hiện lại cuộc khởi nghĩa này chính là các truyền thuyết, di tích thờ cúng cùng các sắc phong thần phả. Chính vì vậy mỗi thông tin, dù còn chứa đựng mâu thuẫn, cũng đều vô cùng quý giá cho công việc nghiên cứu.

Những tư liệu chứa đựng thông tin về Công chúa Phương Dung đã có đóng góp to lớn với sự nghiệp vĩ đại của Hai Bà Trưng không hề kém giá trị hơn những tư liệu đã từng biết đến về các tướng lĩnh của Hai Bà được thu thập trước đây. Đặc biệt hình ảnh của Bà được ghi sâu trong tâm khảm của nhiều thế hệ nhân dân địa phương. Công chúa Phương Dung hoàn toàn xứng đáng được vinh danh vì những cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập thời đầu Công nguyên.

Nguyên Hương (TH)

Bình luận
Tin cùng chuyên mục