Chính sách nhất quán đối với tôn giáo ở Việt Nam (Phần 1)

PGS.TS. NGUYỄN THANH XUÂN

Do những đặc điểm riêng vể địa lý, dân cư, lịch sử, văn hóa,… Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Ở Việt Nam có cả những hình thức tín ngưỡng nguyên thủy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tín ngưỡng dân gian trong người Kinh, đồng thời có những tôn giáo hoàn chỉnh có tổ chức như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành,… Ở Việt Nam có cả tôn giáo phương Đông và tôn giáo phương Tây, có cả tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào như Phật giáo, Công giáo, Tin lành Hồi giáo, có cả tôn giáo nội sinh như Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo,… Các tôn giáo ở Việt Nam có tôn giáo ổn định về tổ chức và nề nếp sinh hoạt tôn giáo, đã xác định đường hướng hoạt động, có tôn giáo hoạt động chưa ổn định, đang xây dựng đường hướng mới. Theo ước tính ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có gần hai mươi triệu tín đồ của sáu tôn giáo, chiếm 25% dân số. Cụ thể từng tôn giáo như sau:

1-   Phật giáo: 11.000.000 tín đồ

2-    Công giáo trên : 7.000.000 tín đồ,

3-    Cao Đài khoảng: 2.300.000 tín đồ,

4-    Phật giáo Hòa Hảo trên: 1.300.000 tín đồ,

5-    Tin lành hơn: 1.000.000 tín đồ,

6-    Hồi giáo: 100.000 tín đổ.

Ở Việt Nam có gần 60 ngàn chức sắc nhà tu hành các tôn giáo (Phật giáo: 33.368 tăng ni, Công giáo: 15.108 giáo sỹ hàng giáo phẩm và tu sĩ, Cao Đài: 9.237 chức sắc, Phật giáo Hoà Hảo: 1.554 chức sắc,…), có khoảng gần 25 ngàn cơ sở thờ tự các tôn giáo (Phật giáo: 14.605 chùa, tịnh xá niệm Phật đường, Công giáo: 5.456 nhà thờ, nhà nguyện: Cao Đài: 1.205 thánh thất, điện thờ Phật mẫu,…).

Với đặc điểm nhiều tôn giáo, Việt Nam được người ta thường ví như một “bảo tàng tôn giáo” của thế giới, nhưng nó cũng đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta phải có chủ trương, chính sách một cách thỏa đáng đối với tôn giáo trong các giai đoạn của cách mạng.

1.   Từ những nguyên tắc chính sách tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp

Trong quá trình vận động cách mạng và quản lý, điều hành đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo và có chính sách tôn giáo đúng đắn và phù hợp với các giai đoạn của cách mạng. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nưóc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã khẳng định Quyền tự do tín ngưỡng là một trong năm quyền cơ bản của công dân (“quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong nước và đi ra nước ngoài” – Điều 10 Chương II – Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân). Với việc tuyên bố tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, Hiến pháp năm 1946 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo trong phạm vi cả nước.

Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Hiến pháp 1959, trong đó nêu rõ “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”( Điều 26, Chương II – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của cõng dân). Kế thừa Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã bổ sung: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” (Điều 60, Chương IV – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân).

Sau khi có các nước tham dự Đại lễ Phật đản Nghị quyết vể công tác tôn giáo của Đảng trong thời kỳ đổi mới, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã thể chế hóa tư tưởng đổi mới đối với tôn giáo. Trước hết phải kể đến Hiến pháp năm 1992 – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, đã kế thừa và phát triển các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, thể hiện tư tưởng đổi mới về tôn giáo của Nhà nưóc Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước,. (Điều 70, Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân).

Nhìn lại quan điểm Nhà nước pháp quyền về tôn giáo của Đảng ta trong Văn  kiện Đại hội XII | Hội đồng tư vấn | Uỷ ban Trung ương Mặt trận
Ngày 21/11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.

2.   Đến những quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây

Cùng với việc khẳng định những nguyên tắc cơ bản đối với tôn giáo trong Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam đã thể chế hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua những văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn, quản lý hoạt động tôn giáo qua sắc lệnh số 234/SL, ngày 14 tháng 6 năm 1955 – sắc lệnh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về Hoạt động Tôn giáo do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và ban hành, trong đó chương I – Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng nêu rõ:

Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Mỗi người Việt Nam đu có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các quan tôn giáo (như nhà thờ, chùa, thành thất, trường giáo lý,v.v…).

Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ của người công dân, ý thức tôn trọng chính quyền dân chủ và pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Các nhà tu hành và tín đồ đều được hưởng mọi quyền lợi của người công dân và phải làm mọi nghĩa vụ của người công dân.

Các nhà tu hành người ngoại quốc mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phép, thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam và phải tuân theo pháp luật của nưởc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như các ngoại kiu khác.

Các tôn giáo được xuất bản và phát hành những kinh bổn, sách báo có tính chất tôn giáo, nhưng phải tuân theo pháp luật của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc xuất bản.

Các tôn giáo được m trường đào tạo những người hoạt động tôn giáo của mình.

Các nhà thờ, đền chùa, miếu, thánh thất và các đồ thờ, các trường giáo lý của tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Luật pháp sẽ trừng tr những kẻ nào mượn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn tr tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác, hoặc làm những điều trái pháp luật

Từ những nguyên tắc chung nói trên, sắc lệnh số 234 đã quy định cụ thể đối với những hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của các tôn giáo; đối với ruộng đất của các tôn giáo; mối quan hệ giữa chính quyền nhân dân và các tôn giáo. Sắc lệnh số 234 thực hiện đến ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất được thay bằng Nghị quyết số 297/NQ-HĐBT, ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Về một số chính sách đối với tôn giáo.

Kế thừa tư tưởng của sắc lệnh số 234, Nghị quyết 297 nêu rõ nguyên tắc của chính sách tôn giáo là:

–   “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân,

–   Các nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo đều được hưởng mọi quyền lợi và phải làm mọi nghĩa vụ của người công dân,

–   Các tôn giáo và mọi công dân theo đạo hoặc không theo đạo đều bình đẳng trước pháp luật,

–   Các tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và chủ trương, chính sách, thể lệ của Nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình,

–   Những kẻ lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập của Tổ quốc, chống lại chế độ Xã hội Chủ nghĩa, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, chống lại chính sách và pháp luật của Nhà nước sẽ bị luật pháp nghiêm trị”.

Từ năm nguyên tắc nói trên, Nghị quyết 297 quy định một số chính sách cụ thể về hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, về việc đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo… Đặc biệt, Nghị quyết 297 còn nêu rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc đảm bảo cho nhân dân thực hiện đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng.

Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, ngày 21 tháng 3 năm 1991, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/NĐ- CP Về hoạt động tôn giáo, sau đó là Nghị định số 26/NĐ- CP về hoạt động tôn giáo ngày 19 tháng 4 năm 1999 để cụ thể hoá các hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật.

Nghị định 69 và Nghị định 26 đều khẳng định nguyên tắc của chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới là:-   “Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng.

Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân.

 – Các tôn giáo phải tuân thủ theo Hiến pháp và luật pháp của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ được đảm bảo.

Mọi hoạt động mê tín dị đoan được bài trừ, mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập dân tộc, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật”.

Như vậy, cả hai Nghị định 69 và Nghị định 26 đều thể hiện thái độ đúng đắn của Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo: Nhà nước tôn trọng và đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; khuyến khích những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; nghiêm cấm và xử lý theo pháp luật những hành vi lợi dụng tôn giáo vì mục đích xấu.

(Còn nữa)

(Trích đăng từ Tạp chí Khuông Việt số 1)

Bình luận
Tin cùng chuyên mục