Hướng đi của Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới (Phần cuối)
TT.TS. THÍCH THIỆN HẠNH
2.BẢN THỂ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG VẬN HỘI ĐỔI MỚI
Phật giáo Việt Nam vẫn sống trong lòng dân tộc, thịnh suy theo vận nước, vậy trong “Vận Hội Đổi Mởi” của đất nước, Phật giáo có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống tinh thần cho dân tộc và phát triển quốc gia, làm nền tảng luân lý để xây dựng một xã hội tiến bộ và đạo đức con người. Nó đánh thức con người đức tính tự tin, tự chủ, tự trọng, khoan dung, từ bi, trí tuệ và tinh thần trách nhiệm tự tu bản thân đối với xã hội. Nhưng muốn làm được những việc đó, bản thân Phật giáo phải đào tạo được Tăng Ni đức hạnh. Những triều đại trước, các nhà Sư là thành phần ưu tú của xã hội, thòng minh, đức hạnh. Phật giáo từ thời các nhà vua Lê, Lý, Trần, qua từ các trường Đại học Phật giáo cung cấp cho xã hội giai tầng trí thức. Vì thế, tư tưởng và hành động người tu sĩ Phật giáo khác người thường. Một bên vì lợi ích cá nhân, một bên vì lợi ích cho đại chúng. Phải vận dụng trí tuệ trong cuộc sống tu hành, giúp người an vui hạnh phúc, làm sáng danh Phật Pháp. Đạo Phật là đạo trí tuệ, hành giả phải rọi tuệ giác vào cuộc sống để hành đạo. chúng ta có thể uốn nắn, thay đổi được người xấu nhất, thay đổi diễn biến, thay đổi tình huống, làm đẹp xứ sở chúng ta.
Để kịp đáp ứng thời đại ngày nay, chúng ta phải bắt tay ngay vào việc đào tạo và giáo dục Tăng Ni Phật tử, phải biên soạn kinh sách bằng ngôn ngữ thời đại. Và nhất là phải chuyển hướng tư duy mới để đem Đạo vào Đời. Chúng ta đang ở vào thời kỳ mà tôn giáo muốn tích cực phụng sự con người thì phải “Đem Đạo vào Đời” và người tín đồ thì phải “Sống Đạo trong Đời”. Khuynh hướng của thời đại mói không còn nặng vé nghi thức và lễ lạy. Người hành đạo thời nay áp dụng cái “Tùy duyên” của chúng ta là cho hợp thời đại, hợp con người và môi trường sống. Và cái “Bất Biến” trở thành không xa Chánh Pháp nhưng thực dụng và lợi ích mọi người.
Đạo Phật của hôm nay và ngày mai là phải đi vào hướng thực tiễn và hiện đại. Đây chính là chủ trương tỉnh thức của Đạo Giác Ngộ. Phương cách hành xử là đối diện thực tại mà xây dựng đời sống. Rồi từ đó vươn lên mà thăng hoa cuộc sống để đáp ứng nhu cầu Tâm linh nhân loại.
Tăng Ni Phật tử Việt Nam chúng ta nhìn ra thế giới, quan sát rõ ràng rồi tự đặt câu hỏi xem nhân loại sẽ đi về đâu và đang cần món ăn tinh thần gì để mà định hưóng đi. Phật giáo Việt Nam cũng vậy, hiện thời có hai hướng song song cần hướng đến, đó là: Hướng hội nhập thế giới và hướng phụng sự dân tộc. Kết hợp hai hướng này là con đường hoằng pháp tốt nhất để chuyển hóa con người Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung hầu tiến tới một đời sống an bình và hạnh phúc thực sự trong tinh thần Phật giáo. Được như vậy thì Phật giáo mói làm tròn chức năng chuyển hóa con người và mới thực sự đúng là Đạo Giác Ngộ Tỉnh Thức.
3.ĐOÀN KẾT, HÒA ÁI, TƯƠNG THÂN, TƯƠNG KÍNH
Hình thức, cơ cấu, định chế có thể nhiều, nhưng mục đích chỉ là một, hay nói theo từ ngữ nhà Phật: “Chỉ có một pháp vị, đó là mùi vị giải thoát”, mùi vị ấy không hạn hẹp trong một hình thức, danh xưng nào, mà cũng nằm trong từng danh xưng, hình hài. Vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) là Danh xưng, danh từ của các tổ chức là sự sáng tạo của con người có giá trị tuỳ theo quốc độ, tuỳ theo thời đại, tuỳ theo truyền thống văn hóa khác biệt nhau, nó không phải là một hình thúc, cho nên Mục đích của Phật giáo Việt Nam là phổ biến lý tưởng từ bi, bình đẳng và giải thoát của Đức Phật. Nương vào sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp của chư vị Lịch Đại Tổ Sư, truyền đăng tục diệm, mà Tăng Bảo được xem là thành phần trọng yếu. Nhờ có Tăng Hoằng Pháp mà Đạo Phật được rộng mở trên khắp thê’ giới ngày nay.
Cơ cấu tổ chúc Giáo hội
Tránh tình trạng phân rẽ duy chỉ cần có một giáo hội duy nhất và thống nhất từ Bắc chí Nam, từ trong ra ngoài nước để hộ quốc an dân và truyền bá chánh pháp đến khắp các thôn ấp làng mạc cũng như đến các quốc gia khác trên thế giới.
Giáo hội cần có ít nhất là bốn đặc điểm chính sau đây:
- a. Giáo hội thực sự kế truyền mạng mạch của chư Phật chư Tổ, được tưới tẩm hun đúc từ các lịch đại tổ sư, từ các triều đại vàng son Trần- Lý. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phải là một giáo hội thực sự. Một giáo hội qui tụ đầy đủ tứ chúng, biết hổ trợ, tương kính trong các chương trình hoằng pháp lợi sanh. Giáo hội đủ tầm cỏ để làm chỗ qui hướng cho tăng tín đồ như cha mẹ luôn che chở cho đàn con thơ dại.
- b. Hàng giáo phẩm là những tấm gương về đạo hạnh để làm phương châm cho giới đức của tăng tín đồ, là những ngôi sao bắc đẩu để hàng hàng lớp lớp tăng ni Phật tử qui ngưỡng hướng về như người đi lạc đường giữa đại dương tăm tối tìm được la bàn và ánh sáng để đến được đất liền. Hàng tăng ni trẻ là những người có tu và thực học, có đủ hành trang để vận dụng lời Phật dạy mà chuyển Pháp Luân trong thời đại mới, và hàng cư sĩ là những người mang hạnh bồ tát để hộ đạo giúp đời.
- c. Giáo hội cần phải trẻ trung, năng động, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cần thiết cho một quốc gia Việt nam trên đà phát triển. Nhân sự của Giáo hội phải có đủ kiến thức và bản lãnh để đối diện trước một thế giới đang bị toàn cầu hóa, có nghĩa là đang bị xâm thực hóa ỏ múc độ sâu sắc và toàn diện nhất trong tất cả các lãnh vực.
- d. Một Giáo hội nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc gia nhưng không bị ràng buộc bởi các điều kiện của các hiệp hội thế tục. Một Giáo hội không bị chi phối bởi xu hướng và quyền lực chính trị, không bị ảnh hưỏng, bị sức ép hay trúng kế ngoại bang.
Ước mong thay, Phật giáo Việt Nam nên có những chương trình học hàm thụ cụ thể từ thôn quê đến thành thị, có sách giáo lý căn bản, giản dị để tô bồi kiến thúc cho ngưòi Phật tử để họ không những xử dụng giáo lý của Phật vào cuộc sống hằng ngày trong việc giúp đối tri các bệnh tật các khủng hoảng trong gia đình cũng như xã hội, mà còn tạo cho đất nước thêm những con người biết phụng sự tổ quốc, phụng sự tha nhân như phụng sự cha mẹ và phụng sự cho chính mình.
4.VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁP
Chúng ta thường bảo 80% dân Việt Nam là Phật giáo, nhưng thật tê’ rất ít người hiểu về đạo Phật. Thậm chí, có người tự nhận là Phật tử cũng chỉ là đạo thờ cúng truyền thống của ông bà, ít đi chùa, không biết tụng kinh, lại càng không biết vận dụng giáo lý vào cuộc sống. Những Phật tử đi chùa cũng chỉ tụng kinh, cúng dường rồi ra về, không được thầy giảng pháp, thỉnh thoảng có những buổi giảng chung chung tại những ngày lễ lón dưói lễ đài công cọng, mà đáng lẽ ra, mỗi chùa sau khóa lễ hoặc những ngày sóc vọng đều phải giảng giải cho tín đồ hiểu ít nhất là căn bản giáo lý đạo Phật.
Nhiều năm qua, ban Hoằng pháp của Giáo hội có tổ chức nhiều khóa diển giảng, đào tạo giảng sư, nhưng ít hiệu quả. Chương trình đào tạo và diển giảng chưa được cải tiến đúng mức, những bài giảng thiếu thực tế nên khó đi vào lòng người. Lúc ra trường, quý vị giảng sư không được gởi đến các vùng sâu, vùng cao, vùng xa.
Hoằng pháp là công tác mũi nhọn để truyền bá chánh pháp, cần quan tâm đặc biệt. Các buổi giảng phần lớn tập trung tại các thành phố lớn, thỉnh thoảng mới có vài buổi giảng tại các thôn quê chỉ là mưa bụi không đủ thấm vào đất đã khô hạn hán lâu ngày. Chính việc Hoằng pháp thiếu năng động mà Phật giáo đã bỏ trống nhiều diện rộng cho ngoại đạo tự tung tự tác. Tình trạng nầy nếu không thay đổi, thì Phật giáo sẽ mất thê’ đứng trong lòng dân tộc.
Phật giáo Việt Nam có khuynh hướng co cụm tại thị thành còn thôn quê, vùng sâu, vùng xa bị bỏ trống. Tôn giáo Tây phương bị khủng hoảng thì Phật giáo không những là một biệt lệ mà còn được xem như là một đáp án cho những cuộc khủng hoảng của thế giới ngày nay. Phật giáo thế giới đang thong dong thả buồm ra khơi, thì Phật giáo Việt Nam, một vài nơi, đang bơi lội trong chậu, nhiều lúc tự làm cho nước chậu vẫn đục rồi ngồi nguyền rủa bóng trăng.
Phật giáo Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, vẫn chưa vững trên bước đường hoằng Pháp độ sinh, về mặt tổ chức chúng ta chưa có sự nhất quán, thiếu chương trình thiết thực và khả thi hơn, thiếu một đội ngũ tứ chúng năng động và tích cực hơn để đáp ứng nhu cầu của một quốc gia đang trên đà phát triển và của một thế giới đang hướng về Đông phương với những giá trị thiết thực, trí tuệ, nhân bản và khai phóng.
Thực tế, nhờ có đại bi Tâm biết hộ quốc an dân, thương mến quần chúng nên hơn 30 năm qua, hầu hết chư tôn đức Tăng Ni và thiện hữu tri thức Phật tử biết hân hoan đón mừng đất nước độc lập và thống nhất, biết sống trong an bình lạc đạo, biết áp dụng khế lý khế cơ vào hoàn cảnh của một đất nước sau thời hậu chiến. Quý ngài đã đồng lao cộng khổ chia xẻ với dân với nước. Nếu không có những hy hiến quý báu đó, Phật giáo Việt Nam cũng đã mai một theo với các vết hằn đau thương sau những năm dài chinh chiến.
Để bù đắp những gì còn trì trệ chưa thực hiện được trong hơn 30 năm qua, để kiện toàn những gì chưa chu tất hoặc những gì còn thiếu tinh thần khế lý khế cơ khế thời và sai lời Phật dạy, theo chúng tôi, chúng ta cần lưu tâm đến một số điểm cơ bản cấp thiết mà Phật giáo Việt Nam không thể thiếu sau đây đó là:
- – Tăng cường việc phổ biến giáo lý của Đức Phật, đặc biệt là đạo đức học Phật giáo.
- – Bảo tồn các cơ sỏ, tự viện, di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo.
- – Khuyến khích việc giữ gìn và phát huy các tập tục tốt đẹp của người Phật tử (đến chùa, tham gia thực hiện các lễ lớn, ăn chay, thờ Phật, bố thí, phóng sinh…)
- – Khuyến khích, nêu gương về nếp sống đẹp, các đức tính tốt (hòa thuận, hiếu để, từ bi, hỷ xả…)
- – Các phương tiện truyền thông đại chúng đều có thể đóng góp hữu hiệu cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo. Chúng tôi nghĩ, trưởc mắt các cơ quan thông tin Phật giáo cần nỗ lực chuyển tải những nội dung theo các điểm trên.
Hy vọng chúng ta hãy cùng nhau xiết chặt bàn tay trong tinh thần Lục Hòa Cộng Trụ, hãy cùng phát Đại Bi Tâm : “Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật”.
Nam Mô Thường Tinh Tiến Bồ Tát Ma Ha Tát!
(Trích đăng từ Tạp chí Khuông Việt số 1)