Tam quan chùa và ý nghĩa?
Độc giả Nguyễn Thanh Hà (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Đi chùa tham quan, lễ Phật tôi thấy hầu hết mỗi ngôi chùa Việt đều có Tam quan, xin quý Tạp chí cho biết rõ thêm về vị trí của tam quan trong tổng thể kiến trúc của một ngôi chùa và ý nghĩa của nó.
Trả lời:
Nhìn chung, trong tổng thể kiến trúc của mỗi ngôi chùa đều có một bộ phận rất quan trọng là Tam quan, là nơi gianh giới giữa cõi thiêng liêng thanh tịnh và thế giới của đời thường trần tục. Về phong cách kiến trúc của tam quan không có một chuẩn mực nhất định, mà tùy theo vị thế địa lý, tập quán thẩm mỹ, điều kiện kinh tế… của mỗi vùng miền. Mô thức phổ biến, thường được xem là chuẩn mực được làm bằng gỗ, có 2 hoặc 3 tầng trở lên, tầng trên treo chuông, khánh,…, tầng dưới có 3 cửa, cửa chính ở giữa được gọi làd cửa Từ – Bi – Hỷ – Xả (Tứ vô lượng tâm) thường mang ý nghĩa tượng trưng, chỉ được mở khi có một việc trọng đại, giành cho những bậc cao tăng hoặc nguyên thủ quốc gia, hai cửa hai bên là cửa “phương tiện” mọi người ra vào.
Có hai cách hiểu vầ nghĩa của Tam quan. Thứ nhất, đơn giản “tam quan” là “ba cửa”( ), như đã nói ở trên. Thứ hai, âm “quan” còn viết là chữ ( ) nghĩa là quán chiếu, nhìn nhận v.v. Theo triết học Phật giáo, khi nhìn nhận, đánh giá sự vật chúng ta luôn luôn phải quán triệt tư tưởng : mọi cái đều là không ( vì nó luôn luôn không phải là nó), mọi cái đều là giả ( vì ta không thể phản ánh được đúng bản chất của sự vật), nhưng trong hoạt động phải có thái độ trung đạo (tức là chấp nhận cái tương đối); do vậy tam quan còn gọi là Tam giải thoát môn (Không, Vô nguyện, Vô tưởng).
Giác Quần