Đền Wat Rong Khun – vẻ đẹp kỳ dị độc đáo

Thái Lan đã trở thành điểm đến du lịch quen thuộc đối với du khách trên toàn thế giới. Và một trong những điểm hấp dẫn du khách chính là những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính vô cùng lộng lẫy. Một trong số đó, Wat Rong Khun hay còn được gọi với cái tên Đền Trắng là ngôi đền độc đáo với lối kiến trúc ấn tượng không giống với bất kỳ ngôi đền nào khác.

Ngôi đền thuộc thị trấn Chiang Rai, phía Bắc Thái Lan, do một nghệ sĩ người Thái Chalermchai Kositpipat lên ý tưởng thiết kế, xây dựng từ năm 1997 với ý muốn tôn vinh trí tuệ thuần khiết và giáo lý của Phật Giáo. Tuy nhiên, ngôi đền có nhiều điểm rất khác biệt so với bất kỳ ngôi đền thờ truyền thống nào ở Thái Lan.

Trước đó, vào tháng 5 năm 2014, Wat Rong Khun bị hư hỏng do một trận động đất đã tấn công tỉnh Chiang Rai. Mặc dù vậy Chalermchai Kositpipat vẫn quyết định bỏ tiền xây dựng lại ngôi đền và còn mở rộng hơn nữa. Trong phác thảo của Chalermchai, quần thể Wat Rong Khun sẽ gồm 9 công trình chính, như chánh điện, sảnh đường, nơi tôn kính di tích của Đức Phật, nhà nguyện cho những người đến tập thiền, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, khu ăn nghỉ… mỗi một cấu trúc, mỗi một hình tượng tại Wat Rong Khun đều được tác giả chăm chút để không chỉ trở thành một tác phẩm mỹ thuật mà còn chuyển tải được cả những thông điệp sâu sắc về tôn giáo và giáo dục…

Ngôi đền đặc biệt này được xây dựng bởi nghệ sĩ người Thái Chalermchai Kositpipat với tham vọng trở thành ngôi đền đẹp nhất Thế giới. Không phụ kỳ vọng và công sức của người xây, Wat Rong Khun trở thành một báu vật của Thái Lan nói riêng và Thế giới nói chung.

Người nghệ sĩ đại tài  Chalermchai đã bỏ hàng triệu USD để xây dựng nên ngôi đền Trắng, chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết cho mỗi góc cạnh nơi đây.

Trận động đất vào năm 2014 đã phá hủy một phần của ngôi đền này. Không muốn để tâm huyết của mình bị sụp đổ, Chalermchai đã quyết tâm xây lại Wat Rong Khun.

Rất may những chi tiết quan trọng được giữ nguyên hiện trạng, đội ngũ kỹ sư và công nhân tiếp tục làm ngày làm đêm để phục hồi.

Ngôi đền này còn có một điểm đặc biệt đó là phản chiếu lại ánh mặt trời, tạo nên hàng ngàn tia sáng lấp lánh rất bắt mắt, tôn thêm vẻ huyền bí và linh thiêng.

Bước chân vào cổng ngôi đền, du khách sẽ nhìn thấy một chiếc cầu với hàng trăm cánh tay “ngoi” lên từ bên dưới, tượng trưng cho Địa ngục giới.

Chỉ khi nào đi qua cầu, các linh hồn mới được gặp được những vị thần giữ cổng Thiên đường.

Theo truyền thuyết, các linh hồn chỉ được phép đi thẳng và không quay đầu. Nếu như bất kỳ ai có ý định quay trở về, các vị thần gác cổng sẽ quát và chỉ tay thẳng vào linh hồn đó.

Để vào toà nhà chính điện với vẻ bề ngoài màu trắng tinh tế, tuyệt đẹp này, phải đi qua một cây cầu gọi là “Cầu tái sinh” bắc qua một hồ nước nhỏ. Hai bên cầu là biểu tượng hàng trăm cánh tay giơ lên tượng trưng cho những ham muốn, dục vọng níu kéo con người đến với “miền cực lạc”, xen lẫn vào đó còn có một số hình đầu lâu, tượng trưng cho những người không vượt qua được ham muốn trên con đường đến với hạnh phúc. Khu vực này đại diện cho sự đau khổ và địa ngục của con người. Cầu mang ý nghĩa: con đường dẫn đến hạnh phúc của mỗi người là phải vượt qua những cám dỗ, tham lam và ham muốn.

Các chi tiết trong ngôi đền này đều mang ý nghĩa và biểu tượng của Phật giáo, phản ánh triết lý sống, ca ngợi sự trong sạch trước những cám dỗ, dục vọng của con người.

Vẻ đẹp huyền bí và có phần “Kỳ dị” của ngôi đền Trắng nổi tiếng này:

Tòa Ubosot hay còn gọi là phòng truyền giáo là một tòa nhà màu trắng với những mảnh kính phản chiếu trong thạch cao trông lung linh huyền ảo.

Trong Phật giáo, cái chết là sự chuyển đổi từ kiếp này sang kiếp khác, một vòng luân hồi và tái sinh và chỉ kết thúc khi đã đạt đến sự giác ngộ nhất định. Sau khi chết, một con người có thể được tái sinh ở nhiều hình thái khác nhau trong các tiểu bang bao gồm con người, động vật, thiên đường hay địa ngục. Trạng thái mà con người được tái sinh sẽ phụ thuộc vào hành động tốt xấu và sự tích lũy công đức của người đó trong cuộc sống hằng ngày.

>> Xem Thêm: Khám phá kiến trúc độc đáo, lộng lẫy của Chùa Bửu Long ở TP. HCM

Nhật Phương tổng hợp

Bình luận
Tin cùng chuyên mục