Tự tứ – Tinh thần “phê bình và tự phê bình” của tu sĩ Phật giáo

HT. THÍCH THANH DUỆ

Đạo Phật lấy Từ bi Trí tuệ làm phương châm hành động, lấy giác ngộ giải thoát làm mục tiêu phấn đấu. Phật Đà chính là Giác giả với đầy đủ ba phương diện tự mình giác ngộ, giác ngộ cho người khác và hoàn thành công việc giáo hóa chúng sinh giác ngộ một cách trọn vẹn mới đạt được quả vị Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài dùng Phật nhãn thấy được căn cơ chúng sinh có cao có thấp, vì nghiệp tính sai khác mà thiết lập vô số phương pháp thuyết giảng, để chúng sinh tự chọn lấy pháp môn tu tập thích hợp cho có hiệu quả tốt nhất. Trong các pháp môn tu học để đạt được tự giác có phương pháp thực tập ‘‘phê bình và tự phê bình” là thuật ngữ Phật giáo gọi là “Tự tứ” được thực hiện vào sau khi kết thúc an cư kết hạ của các tu sỹ đạo Phật. Trong quy định của luật Phật giáo, nếu là Tỷ Khiêu (nam tu sỹ), Tỷ Khiêu Ni (nữ tu sỹ) mà không tham gia An cư kết hạ thì phạm giới luật, phạm tội Ba Dật Đề. An cư kết hạ là quy định bắt buộc của Tăng Ni Phật giáo được thực hiện ngay trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế và chính Ngài cũng là người thực hiện quy định này.

An cư kết hạ còn được gọi là Hạ an cư, Vũ Kỳ an cư, Kết Túc an cư, Cửu Tuần an cư, Tam Nguyệt an cư… Đây là danh từ chỉ cho thời gian ba tháng tập trung tu học của Tăng Ni vào mùa hạ hay mùa mưa. An cư được bắt đầu từ 15, 16 tháng 4 Âm lịch và kết thúc vào 16 tháng 7 Âm lịch gọi là Tiền an cư. Hoặc từ 15, 16 tháng 4 Âm lịch gọi là Hậu an cư. Nếu theo Phật giáo Nam tông thì An cư kết hạ được bắt đầu từ 16 tháng 6 âm lịch và kết thúc vào 16 tháng 9 Âm lịch. Sở dĩ có những thời điểm khác nhau như vậy là vì ở Ấn Độ thời tiết khí hậu khác với Việt Nam, Trung Quốc. Một năm Ấn Độ có ba mùa, mỗi mùa có bốn tháng, khống có mùa thu. Đặc biệt mùa hạ là mùa mưa rất nhiều rất nguy hiểm đến tài sản và tính mạng của mọi người, đặc biệt là đối với tu sỹ Phật giáo sống cuộc đời vân du thuyết pháp không cửa không nhà. Ý thức được sự nguy hại và cần thiết phải tập trung tu học trong mùa mưa nên Đức Phật tuyên bố: ‘‘an cư kết hạ là một việc rất quan trọng của Tăng Ni”. Bởi vì: – Củng cố lòng từ bi, giữ được giới sát sinh (vì mùa mưa côn trùng phát triển nên đi lại nhiều lần làm tổn hại mạng sống chúng sinh; độc trùng, thú dữ mất nơi trú ẩn (làm hại mạng sống của cải con người…)

– Tăng trưởng đạo lực thông qua thời gian chuyên tinh tu học giới định tuệ.

– Tăng trưởng dạo quả do tập trung tu học, thực hành thiền định.

– Nâng cao trình độ tu học, đánh giá mủc độ tự giác, giác tha của mình và tìm cầu sự chỉ dạy của người khác về đời sống tu tập của chính mình.

các tu sĩ “phê bình và tự phê bình”, một truyền thống tốt đẹp có tác động rất lớn đến đỏi sống tu học và thực hành giáo lý, đánh giá trình độ và đạo hạnh trên bước đưòng tiến tu đạo nghiệp của các tu sỹ.

– Tự tứ nghĩa là tự mình đến làm lễ xin một vị khác chỉ bảo cho mình về những tội (vi phạm giỏi luật) hay lỗi (nhầm lỡ chưa đúng uy nghi) về ba nghiệp thân, khẩu, ý và đi, đủng, nằm, ngồi, trong sinh hoạt, tu tập mà vị đó đích thân thấy được, hoặc nghe được người khác mách bảo, hoặc nghi ngờ v.v trong ba tháng cùng tu tập chung sóng một nơi. Tất nhiên người được chỉ định của tập thể “Tăng đoàn” là người phải có đủ năm đức:

1-không yêu, 2- không ghét, 3- không bố, 4- sáng suốt và 5-biết cân nhắc đúng, được tha hồ (tứ) nêu tội lỗi của vị kia theo như quy định (giới luât) và vị kia phải chấp nhận sự sai trái ấy là có thật, rồi tự nói ra 0 mức tự nhắc nhở hoặc cử phạt. Cả hai bên đều hoan hỷ thật sự không thiên vị, thù oán. Sau cõng việc làm lễ Tự tứ các tu sỹ Phật giáo không mắc sai lầm khuyết điểm (thanh tịnh) được xác nhận của vị khác thì được nhận một tuổi hạ (hạ lạp), đánh giá một mức trưởng thành của một người tu sỹ.

Lễ Tự tứ tại Học viện Phật giáo Hà Nội: Phước đức tăng trưởng, đạo nghiệp  viên dung – Khuông Việt
Lễ tự tứ tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội – Phước đức tăng trưởng, đạo nghiệp viên dung

Trong Phật giáo không tính tuổi đời mà tôn trọng tuổi đạo (hạ lạp), nó đánh dấu sự tu tập trong đạo vể công lao cống hiến hay thâm niên tu hành. Cũng tương tụ như xã hội hiện tại, đánh giá một con người qua trình độ kiến thức, sáng tạo, nhạy cảm, còn phải qua thước đo về học vấn qua quá trình học tập, phải có bằng cấp, phải qua những khóa tập huấn, những lớp huấn luyện chuyên ngành…

Hiện nay trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Nội quy ban Tăng sự cũng quy định căn cứ vào tuổi hạ (hạ lạp) để tấn phong lên hàng giáo phẩm cho Tăng Ni.

Phép Tự tứ hay “phê bình và tự phê bình” trong đạo Phật thực sự là truyền thống sinh hoạt tốt đẹp từ hơn 25 thế kỷ qua cho đến ngày nay. Đặc biệt trong ngành giáo dục, đào tạo Tăng tài tại các trường Phật học và nếp sống Luc hoà của Thiền gia trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển cần được duy trì và phát huy hơn nữa. Người xưa nói: “Nhân phi Thánh triết thục nàng vô quá” hay “cử thân động niệm vô phi thị tội”. Hồ Chủ Tịch cũng từng nói: “không có ai sinh ra trên thế gian này mà không có khuyết điểm sai lầm, không mắc tội lỗi…’’, nhưng quan trọng là người đó phải biết cầu tiến mà thấy sự yếu kém, khuyết điểm sai lầm để cầu thị. Những tu sĩ Phật giáo tuân thủ theo pháp Tự tứ “phê binh và tự phê bình” cần thực hiện trong tinh thần Lục Hòa Cộng Trụ. Hơn thế nữa kể cả trong tình trạng tội lỗi, sai lầm của vị ấy ồ vào hoàn cảnh cụ thể, hoặc kiến (trông thấy) hoặc văn (nghe thấy) và còn chưa rõ ràng (nghi ngờ) thì tinh thần “phê binh và tự phê bình” cũng vẫn được đưa ra để thảo luận. Và cho dù chủ quan hay khách quan nhưng người mắc khuyết điểm sai lầm, tội lỗi phải vui vẻ hoan hỷ chấp nhận trong tinh thần tự nguyên (tự ngôn trị). Y cứ theo giới luật của Phật và quy luật của Thiển gia thì khi tiến hành cử tội tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, thông qua bằng quyết định của tập thể Tăng đoàn (Yết Ma Tăng) thanh tịnh hoà hợp. Tinh thần “phê bình và tự phê bình” (phép Tự tứ) của Phật giáo là truyền thống tốt đẹp trong đời sống tu tập hướng thiện của tu sĩ đạo Phật. Đây cũng là phương pháp sửa mình cho những ai cầu thị, mong muốn tiến bộ trong thời hiện tại. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam luôn nhắc nhở người tu sĩ Phật giáo Việt Nam phải ý thức được và giữ gìn duy tri tinh thần “phê bình và tự phê bình” cũng chính là duy trì giới luật Phật dạy, làm mình thăng tiến trên đường đạo để trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm Giáo hội.

Bình luận
Tin cùng chuyên mục