Chùa Phúc Khánh: Chốn Tổ linh thiêng giữa Hà thành

Chùa Phúc Khánh còn có tên Chùa Sở là 1 ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988.

Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Vào thời Lê, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn.

Có tài liệu cho rằng, chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa. Ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa.

Chùa được trùng tu nhiều lần các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa, làm cơ sở đào tạo tăng tài, điểm An cư kiết hạ hàng năm của chư Tăng vào năm 1940.

Dân làng đã góp công góp của xây dựng ngôi chùa ngày nay vào năm 1950. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm và có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án…

 

Nằm trong khu dân cư đông đúc, chùa Phúc Khánh được đông đảo Phật tử và du khách thập phương tìm đến chiêm bái cầu an.

Chùa thu hút được rất đông Phật tử ( Ảnh được chụp lúc chưa có dịch Covid19).

Theo những cụ cao niên ở gần chùa Phúc Khánh, vốn dĩ ban đầu chỉ là một ngôi chùa làng cổ, những năm gần đây, chùa thu hút được nhiều lượt du khách từ khắp các địa phương.

Chùa Phúc Khánh được nhiều người dân lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, các bạn trẻ cũng tìm đến đây để cầu duyên rất đông.

Tổ đình Phúc Khánh nhìn từ trên cao

Do tình hình dịch Covid 19, năm ngoái chùa không tổ chức khóa lễ cầu an trực tiếp để tránh tụ tập đông người. Nhiều người dân có nguyện vọng được làm lễ cầu an do chùa tổ chức, năm nay nhà chùa thực hiện đúng theo lời kêu gọi của Trung ương Giáo hội Phật giáo, Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng công nghệ 4.0 vào thực tiễn đời sống. Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, Tổ đình đã thông báo tổ chức Đại lễ cầu an theo hình thức trực tuyến.

Thông báo mới đây cùa nhà chùa

Phật tử có thể đăng ký online bằng nhiều nền tảng công nghệ như Facebook, zalo, Gmail…đây là một phương thức an toàn và hiểu quả, vừa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, Phật tử vừa đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch của nhà nước.

 

Năng Lượng (TH)

Bình luận
Tin cùng chuyên mục