Khái quát về Luật học Phật giáo (p3)
TT. THÍCH TIẾN ĐẠT
Phần 1: bấm link
Phần 2: bấm link
IV. Giới học – Định học – Tuệ học
Một đời thuyết giáo của Đức Thế Tôn, chân lý nhất quán từ đầu đến cuối đó là: Muốn chúng ta đem thế giới hữu lậu huyễn vọng này vào chuyển thành thế giới vô lậu chân thật, tuyệt đối toàn thiện toàn mỹ. Công cụ để cải tạo việc này không ngaòi ba môn học: Giới- Định- Tuệ.
Trong lời tựa của sách Tỷ-khiêu đại giới, pháp sư Đạo An có viết: “Đức Thế Tôn lập giáo, pháp có ba; Một là Giới luật, hai là Thiền định, ba là Trí tuệ. Ba phần này là cửa vào đạo, là căn bản cốt yếu của Niết-bàn”. Nhưng ba môn học này, luận về hành tướng của mỗi môn thì có sự bất đồng. Nếu căn cứ vào lý được giải thích thì không môn nào không thông nhiếp nhau. Nay nói theo phương diện bất đồng của hành tướng, phân làm ba loại sau:
1. Theo công dụng: Ba phần Giới – Định -Tuệ đều có công dụng đặc thù của nó. Bảy chi của thân và miệng hợp với cảnh ngũ dục, phải có giới luật phòng cấm mới không sinh khởi các điều trái ác. Sự tán loạn vọng niệm khởi lên trong tâm ý, không có năng lực của thiền định thì không thể nhiếp phục. Phiền não thâm căn cố đế từ vô thuỷ kiếp đến nay, không có gươm bén trí tuệ thì vĩnh viễn không có ngày cắt bỏ được. Trong luận Thành Thực cũng có ví dụ “Giới như bắt giặc, định như trói giặc, tuệ như giết giặc”.
2. Căn cứ trước sau: Định học và Tuệ học nhờ có Giới học mới phát sinh được, cho nên pháp sư Đạo An có hỏi ”Tại gia, xuất gia không ai không bắt đầu lấy giới làm nền tảng”. Trong kinh Phật Di Giáo có nói: “Nhờ nương vào giới này mà phát sinh các thiền định và trí tuệ diệt khổ”. Nói cách khác, nếu không trì giới thì không có thiền định, không có thiền định thì trí tuệ cũng không từ đâu mà sinh khởi. Từ đó có thể suy ra: “Giới là nhân của định vì có khả năng kiến lập thật nghĩa của định” (Luận Du Già). “Tuệ là quả định là chỗ nương tựa của trí. Cho nên thứ tự trước giới, kế định, sau tuệ như những hạt châu xâu thành chuỗi hay như bậc thang vậy” (Luật Thành Thực).
3. Nói rõ về ưu nhược: Nhưng trong ba môn học này, môn nào hơn? Môn nào kém? Có người thiên về Giới học, có người thiên về Tuệ học,cũng có người bảo cả hai đều có sự thù thắng.
– Người nghiêng về Tuệ học cho rằng: Xét về con đường thành Phật thì lấy việc nghiên của Tuệ học rốt ráo làm việc cấp bách. Bởi lẽ trì giới tinh nghiêm mà đối với Tuệ học lười biếng thì chẳng qua chi hưởng phúc báo hữu lậu, hoặc tiểu quả Thanh văn mà thôi. Còn đối với quả Đại Bồ-đề, quyết không có dự phần (Kinh Niết- bàn).
– Người nghiêng về Giới học cho rằng: “Tuy có học rộng nghe nhiều nhưng không có giới hạnh và trí tuệ cũng khác nào cầm thú. Tuy gọi là thấp hèn, thiếu kiến văn song trì tịnh giới cũng được gọi là thắng sĩ” (Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội).
Luật sư Đạo Tuyên cũng có chủ trương Giới họ hơn hẳn Định Tuệ. Ngài nói: “Tâm là gốc sản sinh ra dục vọng; diệt dục ắt đình chỉ tâm nguyên; tâm đình chỉ do tuệ sáng; tuệ sinh khởi nhờ ở định phát; công của định phát dp giới được duy trì. Cho nên đặc biệt phải tôn trọng giới” (Tứ Phận Luật Tuỳ Cơ Yết Ma nguyên tựa).
– Người cho rằng cả ba môn học đều có đủ sở trường thù thắng, như trong Hành Sự Sao có nói: “Nếu mong đoạn hoặc chứng chân tuệ là hơn. Giới chỉ đình chỉ ngiệp; định chỉ thu nhiếp tán loạn. Nếu theo thứ tự tu hành, giới phải là đầu, thiền định trí tuệ nhân đó mà sinh…” Do đó, quan niệm ba môn học tuy khác nhau nhưng không thể nói môn nào hơn, môn nào kém. Nay lại căn cứ vào ý nghĩa Sở Thuyên thông nhau cũng chia làm hai loại:
a. Giới học thông với Định học,Tuệ học
Theo Luận Tỳ-bà-sa sắp xếp giới môn gồm có Ba- la- đề- mộc- xoa giới, thiền giới, vô lậu giới. Kỳ thực, thiền giới tức Tuệ học. Do nhập thiền định nên ba nghiêp không sinh khởi ra điều xấu ác. Đã chứng được vô lậu, tự nhiên không huỷ phạm tất cả Luật nghi nên gọi là định cộng giới, đạo cộng giới. Trong Luật tứ Phận gọi đó là Tăng Giới Học, Tăng Tâm học, Tăng Tuệ học. Cũng chính là bao quát Giới học thông với Định Tuệ. Trong Tứ Phận Trùng Trị nói về nhân quả tương hỗ của ba môn học như sau: ‘‘Do trì tịnh giới nên thiền định, công dức trí tuệ phát sinh thì Luật nghi là nhân định đạo là quả. Do lực vô lậu, thiền định mà tính nghiệp, già nghiệp đều được thanh tịnh thì giới là quả, địn là nhân duyên ”. Theo Luận Tát-bà-đa Tỳ-ny Tỳ-bà-sa thì cho rằng: “Ba-la- đề- mộc- xoa giới, nếu Đức Phật ở đời thì có. Còn thiền giới, vô lậu giới, dù Đức Phật ở đời hay không, luôn luôn đều co Ba- al- đề- mộc- xoa từ giáo giới mà sinh; thiền giới và vôlậu giới không từ giáo giới mà được. Ba- la- đề- mộc- xoa chỉ có đệ tử của Đức Phật mới có; thiên giới ngoại đạo dêu có. Duy trì được Phật pháp có bảy chúng ở thế gian, đạo quả ba thừa tương tục không dứt đều lấy Ba- la- đề- mộc-xoa làm căn bản. Thiền giới và vô lậu giới không được như thế”.
b. Luật tạng giải thích cả Định Tuệ
Thông thường nói Kinh Tạng giải thích Định học, Luật tạng giải thích Giới học, Luận tạng giải thích Tuệ học. Sự thật nghĩa không dừng lại ở đây. Ba môn học Giới- Định- Tuệ đã có điểm thông nhau và giáo pháp năng thuyên cũng tự có khả năng thu nhiếp lẫn nhau như trong luận A- tỳ – đạt -ma Tỳ- bà-sa quyển 1 có nói: “Trong kinh, dựa vào tăng thượng tâm luận đạo là Tô- đát- lãm; dựa vào tăng thượng giới luận đạo đức Tỳ- nại- da; dựa vào tăng thượng tuệ luận đạo tức A-ty-đạt-ma. Trong luật, dựa vào tăng thượng giới luậtn đạo là Tỳ-nại-da; dựa vào tăng thượng tâm luận đạo đức Tô- đát-lãm; dựa vào tăng thượng tuệ luận đạo tức A-tỳ-đạt-ma.
Trong luận, dựa vào tăng thượng tuệ luận đạo đức A-ty-đạt-ma; dựa vào tăng thượng tâm luận dạ tức Tô-đát-lãm; dựa vào tăng thượng giới luận đạo tức Tỳ-nại-da. Tam học tương thông được giải thích rõ ràng nhờ văn của luận nên giáo tạng cũng nhân đó thông nhiếp lẫn nhau. Nhưng ở đây có tự tính nhiếp và tha tính nhiếp bất đồng. Theo luận Câu xá có nói: “nay bảo tự tính nhiếp là vì Ty-ni tạng chính là giải thích Luật học, đồng thời ở phương diện tha tính giải thích cả Định học, Tuệ học. Hai tạng kia cũng vậy”. Nay nêu bằng sơ đồ sau:
Kinh tạng: Tự tính: Định học
Tha tính: Giới học
Tuệ học
Tự thân của Luật học tự nhiên khái quát tất cả giới pháp lành nhưng còn bàng bạc đến cả Định học và Tuệ học nên Tăng tâm học, Tăng tuệ học đồng gọi là Giới học.
(Còn nữa)
Phần 4 (cuối): bấm link