Nhiều Học viện Phật giáo dạy-học online

Để phù hợp với việc tu học, hội họp trong mùa… đại dịch Covid-19, hàng tuần, chư tôn đức Tăng Ni cựu sinh viên Học viện Phật giáo (HVPG) VN tại TP.HCM tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ (do giáo viên người Mỹ hướng dẫn) và học kinh Trung bộ, chia sẻ kinh nghiệm tu học bằng tiếng Anh bằng phương tiện học, hội họp qua Zoom.

Còn, tại HVPGVN tại Huế, HVPGVN tại Hà Nội cũng triển khai việc dạy và học online cho tăng ni sinh.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã phân công 3 giảng viên, triển khai bắt đầu từ ngày 11-6 đến 20-6 với số lượng 60 tiết dành cho Tăng Ni sinh khóa IX

Buổi dạy trực tuyến tại HVPGVN tại Huế

Lịch học trực tuyến được Hội đồng Điều hành Học viện triển khai cho toàn thể Tăng Ni sinh khóa IX, gồm 200 Tăng Ni sinh viên. Đối với Tăng sinh và Ni sinh nội xá được tổ chức học tập trung tại Học viện: Cơ sở mới (nội xá Tăng, 48 vị) và cơ sở chùa Hồng Đức (nội xá Ni, số lượng 56 vị); Các Tăng Ni sinh trú xứ tại các tự viện trên địa bàn tỉnh thì tham gia học tập tại tự viện.

Việc triển khai dạy và học trực tuyến được xem là giải pháp tích cực, vừa đảm bảo chương trình học, vừa an toàn, góp phần cùng Giáo hội và các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Ban lãnh đạoHVPGVN tại Hà Nội đã đẩy mạnh triển khai áp dụng phương pháp dạy và học online để đảm bảo tiến độ học tập của Tăng Ni sinh.

Ban lãnh đạoHVPGVN tại Hà Nội đã đẩy mạnh triển khai áp dụng phương pháp dạy và học online để đảm bảo tiến độ học tập của Tăng Ni sinh.

Hình thức dạy và học online đang được HVPGVN tại Hà Nội áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của Tăng Ni sinh. Dạy và học online là một xu thế tất yếu mà các nước trên thế giới cũng như Việt Nam hướng tới. Đây là một hình thức tối ưu, an toàn, tiết kiệm, áp dụng công nghệ 4.0 vào thực tiễn đời sống, góp phần cùng các cấp chính quyền trong giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh Covid 19.

“Việc dạy và học online là một giải pháp tốt nhất trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Nó không chỉ giúp người học tiếp cận được kiến thức trong thời gian giãn cách xã hội mà còn tạo điều kiện cho giảng viên tự trau dồi và phát triển những kỹ năng dạy học mới trong giai đoạn ‘đặc thù’ này”. Thượng tọa Thích Minh Quang –Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Giảng viên môn Duy Thức Tam Thập Tụng, cho biết.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục có xu hướng lựa chọn học online bởi cách học thuận tiện, linh hoạt về thời gian lẫn địa điểm.

Năng Lượng

Bình luận
Tin cùng chuyên mục